Top Khỏe Đẹp
  • Trang chủ
  • Bệnh lý
    • Bệnh mạn tính
    • Tiểu đường
    • Tim mạch
    • Bệnh dạ dày
    • Bệnh người cao tuổi
    • Bệnh lý khác
  • Làm đẹp
    • Chăm sóc da
    • Chăm sóc môi
    • Chăm sóc tóc
    • Kiến thức Fitness
    • Trang điểm
    • Giảm cân
    • Tăng cân
  • Mặc đẹp
  • Mẹ và bé
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Nuôi dạy con
  • Sống khỏe
  • Đời sống
    • Ẩm thực
    • Mỹ phẩm
    • Thực phẩm bổ dưỡng
    • Thực phẩm chăm sóc sức khỏe
    • Thiết bị chăm sóc sức khỏe
    • Tin tức chung
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Top Khỏe Đẹp - Blog Sức Khỏe & Làm Đẹp
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

Trang chủ » (Giải đáp) Bà bầu ăn mướp đắng được không? Có nên ăn không?

(Giải đáp) Bà bầu ăn mướp đắng được không? Có nên ăn không?

Thanh Huyền Đăng bởi Thanh Huyền
03/10/2020
tại Chăm sóc mẹ bầu
2
Chia sẻ
522
Lượt xem
Chia sẻTwitterPinTumblr

>> Có thể bạn quan tâm:

(Giải đáp) Bà bầu ăn mía có tốt không? Tác dụng và lưu ý khi ăn

(Giải đáp) Bà bầu ăn mía có tốt không? Tác dụng và lưu ý khi ăn

18/10/2022
532
sách thai giáo cho mẹ bầu tốt nhất

Top 12 cuốn sách thai giáo cho mẹ bầu hay nhất (Review 2021)

25/12/2020
2.1k
bà bầu ăn mít có tốt không

(Giải đáp) Bà bầu ăn mít có tốt không? Có nên ăn mít không?

13/09/2020
423
bà bầu ăn mãng cầu được không

(Giải đáp) Bà bầu ăn mãng cầu được không? Có tốt không?

04/10/2020
414

Mục lục bài viết:

  1. 1. Bà bầu ăn mướp đắng được không?
    1. >> Có thể bạn quan tâm:
  2. 2. Mẹ bầu có nên ăn mướp đắng không?
    1. 2.1. Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé
    2. 2.2. Hỗ trợ sự phát triển thần kinh cho thai nhi
    3. 2.3. Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ
    4. 2.4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ
    5. 2.5. Tăng cường hệ miễn dịch
    6. 2.6. Kiểm soát sự tăng cân
  3. 3. Tác hại có thể xảy ra khi mẹ bầu ăn mướp đắng không đúng cách
    1. 3.1. Gặp 1 số vấn đề về tiêu hóa
    2. 3.2. Gây ngộ độc
    3. 3.3. Dẫn đến nguy cơ sảy thai/ sinh non
  4. 4. Các lưu ý đối với bà bầu khi ăn mướp đắng tránh gây hại
    1. 4.1. Bà bầu có nên ăn mướp đắng trong 3 tháng đầu không?
    2. 4.2. Bà bầu có nên ăn mướp đắng xào trứng không?
    3. 4.3. Mẹ bầu có ăn được mướp đắng nhồi thịt không?
    4. 4.4. Trường hợp nào bà bầu không được ăn mướp đắng?
  5. Tổng kết

Mướp đắng hay khổ qua là một loại thực phẩm tự nhiên có nhiều chất dinh dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, liệu bà bầu ăn mướp đắng được không, có tốt không, có ảnh hưởng gì không tới mẹ và con trong giai đoạn thai kỳ được các mẹ rất quan tâm.

Thực tế, bên cạnh những dược tính tốt cho sức khỏe, trái mướp đắng cũng tồn tại một số độc tính khiến nhiều người dùng gặp nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách, đặc biệt khi chăm sóc mẹ bầu mang thai.

Mẹ hãy cùng blog Top Khỏe Đẹp tìm hiểu thực hư xem liệu bà bầu có ăn được mướp đắng không? hay bà bầu có nên ăn khổ qua không? cũng như cách sử dụng mướp đắng đúng cách cho phụ nữ mang thai ngay sau đây nhé!

>> Xem thêm:

  • (Giải đáp) Bà bầu ăn chuối xanh có được không?
  • 12 cuốn sách thai giáo hay dành cho mẹ bầu nên đọc

1. Bà bầu ăn mướp đắng được không?

Mướp đắng (khổ qua) là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, thuộc họ bầu bí, có nguồn gốc từ châu Phi và được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam để làm thức ăn và vị thuốc.

Trong mướp đắng có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe
Trong mướp đắng có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong mướp đắng có chứa nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: axit folic, protein, carbohydrate (đạm), magie, kẽm, đồng, photpho, các loại vitamin như vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, B5, các hợp chất chống oxy hóa như catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogen.

Đây đều là những dưỡng chất rất quan trọng và có lợi cho thai kỳ.

  • Hàm lượng calo trong khổ qua tương đối thấp nhưng lại cung cấp tới 8% nhu cầu chất xơ hàng ngày cho cơ thể.

Vậy bà bầu có ăn được mướp đắng không?

Theo các bác sĩ chuyên gia, câu trả lời là mẹ bầu ăn mướp đắng có lợi và cũng có hại:

  • Trong mướp đắng có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt, mang đến những công dụng tuyệt vời cho cơ thể trong giai đoạn thai kỳ nên mẹ bầu có thể ăn được mướp đắng nếu sử dụng đúng cách, đúng thời điểm thai kỳ, ăn với lượng hợp lý.
  • Tuy nhiên, nếu mẹ ăn khổ qua khi mang thai không đúng cách, sử dụng quá nhiều có thể gặp các vấn đề gây hại.

Bạn cần tìm hiểu rõ những lợi ích hay tác hại của mướp đắng đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai cũng như các lưu ý ăn mướp đắng đúng cách ngay bên dưới đây.

>> Xem thêm: 10 công dụng của khổ qua rừng với sức khỏe

2. Mẹ bầu có nên ăn mướp đắng không?

Tuy tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho thai kỳ nhưng phần lớn các mẹ vẫn muốn thêm mướp đắng vào thực đơn của mình. Điều này là bởi nếu mẹ bầu ăn một lượng vừa đủ mướp đắng sẽ mang đến nhiều lợi ích tốt cho thai kỳ.

Bà bầu ăn mướp đắng có tốt không? Ăn mướp đắng có tốt cho bà bầu không?

Dưới đây là 6 tác dụng khi bà bầu ăn mướp đắng đúng cách:

2.1. Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé

Mướp đắng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như: kẽm, sắt, niacin, kali, axit pantothenic, magiê, mangan,  pyridoxin… giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho mẹ và sự phát triển của bé trong thai kỳ.

2.2. Hỗ trợ sự phát triển thần kinh cho thai nhi

Trong khổ qua có chứa một hạm lượng lớn chất folate – chất dinh dưỡng cực quan trọng trong thai kỳ, chiếm tới 25% nhu cầu folate mỗi ngày của các mẹ bầu. Đây là chất rất tốt cho sự phát triển tủy sống và hệ thần kinh của trẻ.

Thành phần này cũng có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm và ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

2.3. Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

Do chế độ ăn trong thai kỳ có thay đổi rất lớn, lượng dưỡng chất được cung cấp vào cơ thể tăng lên, đồng thời lượng hormone trong cơ thể thay đổi đáng kể,… điều này khiến khả năng mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) tăng cao.

Trong mướp đắng có chứa charantin và polypeptide-P, đây là 2 chất có khả năng cân bằng lượng đường trong máu, nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

2.4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ

Tử cung mở rộng và hormone thay đổi trong thời gian mang thai là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu dễ gặp vấn đề.

Lượng chất xơ dồi dào trong mướp đắng kích thích hệ tiêu hóa, giải quyết các vấn đề táo bón thai kỳ, khó tiêu, ngăn ngừa táo bón trĩ một cách hiệu quả và an toàn, giúp mẹ giảm bớt những nỗi lo triệu chứng khó chịu này.

>> Xem thêm: Tóc bạc sớm, rụng tóc nên ăn gì giúp tóc đen bóng khỏe mạnh?

2.5. Tăng cường hệ miễn dịch

Trong suốt thời gian mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ bị suy yếu đi rất nhiều và dễ trở thành đối tượng tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh, dễ bị mẩn ngứa, dị ứng.

Trong khi đó, mướp đắng giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ rất tốt. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng khả năng hấp thụ sắt và canxi rất hiệu quả.

  • Theo nghiên cứu, mướp đắng có thể đáp ứng 50% nhu cầu vitamin C mỗi ngày của bà bầu.

Vì vậy, phụ nữ mang thai nên ăn khổ qua để tăng cường miễn dịch và ngăn chặn một số bệnh nguy hiểm cho thai kỳ.

Ăn mướp đắng giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa tiểu đường, hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ bầu
Ăn mướp đắng giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa tiểu đường, hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ bầu

2.6. Kiểm soát sự tăng cân

Hàm lượng chất xơ cao có trong khổ qua sẽ giúp kiềm chế cơn đói, cơn thèm ăn. Điều này giúp kiểm soát cân nặng cho mẹ bầu và hạn chế thèm các món ăn vặt gây hại.

3. Tác hại có thể xảy ra khi mẹ bầu ăn mướp đắng không đúng cách

Mặc dù cung cấp một lượng mướp đắng vừa đủ sẽ không có vấn đề gì, có nhiều lợi ích nhưng nếu có ý định ăn mướp đắng, các mẹ cần thận trọng khi ăn mướp đắng trong quá trình mang thai.

Nếu lạm dụng ăn quá nhiều mướp đắng, vượt quá mức cho phép vào cơ thể, mẹ bầu có thể gặp một số vấn đề đáng lo ngại sau:

3.1. Gặp 1 số vấn đề về tiêu hóa

Mẹ bầu ăn một lượng mướp đắng vừa đủ giúp giải quyết vấn đề khó tiêu, táo bón, trĩ.

Bà bầu ăn nhiều mướp đắng có tốt không?

Thế nhưng việc ăn một lượng quá nhiều có thể gây ra tình trạng đầy hơi, lạnh bụng, ợ nóng, đau bụng, tiêu chảy,… khiến các mẹ bầu thêm mệt mỏi, khổ sở hơn trong thai kỳ cũng như ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất dinh dưỡng từ mẹ sang con.

3.2. Gây ngộ độc

Bên cạnh các thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, trong mướp đắng còn chứa 1 số thành phần có nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể như: hepatotoxins, quinine, saponic glycosides và morodicine.

Các thành phầ này có thể gây ra triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, nổi mẩn đỏ, mờ mắt nguy hiểm. Nhiều mẹ lần đầu ăn mướp đắng có thể gặp phải các triệu chứng không mong muốn như: đau bụng, đau dạ dày…

Ngoài ra, trong hạt mướp đắng có chứa thành phần vicine, có khả năng gây nhức đầu, đau thắt bụng, thậm chí gây hôn mê đối với các mẹ bầu nhạy cảm.

>> Xem thêm: Mẹ bầu ăn mít khi mang thai có tốt không?

3.3. Dẫn đến nguy cơ sảy thai/ sinh non

Việc ăn mướp đắng không đúng cách hoặc ăn quá nhiều sẽ gây ra những cơn co thắt tử cung mạnh, có thể làm rối loạn tử cung, thậm chí dẫn đến tình trạng sinh non hoặc sảy thai đáng tiếc.

4. Các lưu ý đối với bà bầu khi ăn mướp đắng tránh gây hại

4.1. Bà bầu có nên ăn mướp đắng trong 3 tháng đầu không?

Thời điểm tốt nhất để mẹ bầu ăn mướp đắng là khi nào? Bà bầu mang thai 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng có ăn khổ qua được không?

Các mẹ cần chú ý một số điểm sau:

  • Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ: Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn mướp đắng, cần loại bỏ mướp đắng khỏi thực đơn. Bởi vì 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là thời gian thai kỳ chưa ổn định rất dễ sảy thai, trong khi 3 tháng cuối, tháng thứ 8, thứ 9, lại là thời gian dễ sinh non, đây cũng là khoảng thời gian nguy hiểm nhất của thai kỳ.
  • Thời điểm tốt nhất cho phép các mẹ bầu ăn mướp đắng là vào 3 tháng giữa của thai kỳ, từ tháng thứ 4 thai kỳ đến tháng thứ 6. Đây là giai đoạn an toàn nhất của thai kỳ, mẹ có thể bổ sung một lượng vừa đủ mướp đắng (1 bữa/ tuần, mỗi bữa không quá 200gr mướp đắng) cho cơ thể để cung cấp những dưỡng chất tốt có trong loại thực phẩm này. Lưu ý nếu sau khi ăn xuất hiện hiện tượng bất thường như: nổi mẩn, chóng mặt, buồn nôn… mẹ cần tới ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ xử lý.
  • Khi dùng mướp đắng để chế biến món ăn như: canh khổ qua, mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt,… mẹ nên nạo bỏ hết toàn bộ phần lõi và hạt mướp đắng bên trong. Lý do vì hạt mướp đắng có chứa vicine – độc tính gây hại có thể gây đau đầu, thắt bụng.
  • Mẹ bầu không nên uống nước ép mướp đắng trực tiếp, có thể gây ảnh hưởng đến sự co bóp mạnh ở cổ tử cung.

Để yên tâm, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về lượng mướp đắng mà bạn có thể sử dụng trong mỗi lần ăn cũng như trong toàn bộ thai kỳ.

4.2. Bà bầu có nên ăn mướp đắng xào trứng không?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn một lượng vừa phải món mướp đắng xào trứng đúng thời điểm mà không lo xuất hiện bất cứ nguy cơ nào.

  • Chỉ nên ăn mỗi bữa cơm từ 1 – 2 miếng trứng xào mướp đắng và ăn trong 3 tháng giữa thai kỳ.

4.3. Mẹ bầu có ăn được mướp đắng nhồi thịt không?

Cũng tương tự như món mướp đắng xào trứng ở trên, các mẹ cần chú ý nên ăn vừa phải mỗi bữa cơm chỉ 1 – 2 miếng mướp đắng nhồi thịt thôi nhé.

4.4. Trường hợp nào bà bầu không được ăn mướp đắng?

Trong nhiều trường hợp sau đây, bà bầu không được ăn mướp đắng:

  • Các mẹ thường bị hạ đường huyết thì không nên ăn mướp đắng trong thai kỳ.
  • Mẹ dễ bị dị ứng hoặc lần đầu ăn mướp đắng cần chú ý. Trong quả mướp đắng có chứa 1 số các chất dễ gây ngộ độc. Vì thế, bà bầu cần thăm khám kiểm tra ngay nếu bị kích ứng với các chất này khi lỡ ăn mướp đắng trong quá trình mang thai.

>> Xem thêm: Top 20 cuốn sách nuôi dạy con hay nhất bố mẹ nên đọc

Tổng kết

Hy vọng với những thông tin trên đây giúp mẹ có câu trả lời rằng bà bầu có ăn được mướp đắng không? Có nên ăn không?

Nhìn chung, nếu mẹ chỉ sử dụng một lượng vừa đủ, trái mướp đắng sẽ là thực phẩm tốt cho sức khỏe của mẹ và con trong thai kỳ.

Ngoài ra, mẹ nên nhớ rằng, chỉ được ăn mướp đắng trong khoảng thời gian từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ để vừa bổ sung được những dưỡng chất tốt trong mướp đắng cho thai kỳ, vừa hạn chế những nguy cơ gây hại từ nó.

Hơn nữa, mẹ bầu cũng không cần cố gắng bổ sung thêm mướp đắng vào thực đơn, nhất là khi mẹ chưa từng ăn mướp đắng bao giờ. Mẹ có thể tìm hiểu thêm các thực phẩm tốt cho bà bầu an toàn, đảm bảo dinh dưỡng.

Chúc mẹ luôn có sức khỏe tốt và chào đón niềm vui khi em bé chào đời!

*Các bài viết tại blog Top Khỏe Đẹp có tính chất tham khảo thông tin, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

5/5 - (12 votes)
Chia sẻTweetPin2Chia sẻ
Bài trước

(Giải đáp) Ăn ngô buổi tối có béo không? Ăn như nào tốt nhất?

Bài sau

(10+) Cách giảm mỡ bụng bằng gừng tươi hiệu quả nhanh tại nhà

Thanh Huyền

Thanh Huyền

Mình là Nguyễn Thanh Huyền - tốt nghiệp chuyên ngành Dược cổ truyền của Đại học Dược Hà Nội tháng 6/2018. Mình có niềm đam mê thích viết lách, du lịch, đam mê nấu ăn và thích chia sẻ! Hiện nay mình đang làm Biên tập viên nội dung cho một số website về lĩnh vực sức khỏe, kiến thức y khoa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

(Giải đáp) Bà bầu ăn mía có tốt không? Tác dụng và lưu ý khi ăn

(Giải đáp) Bà bầu ăn mía có tốt không? Tác dụng và lưu ý khi ăn

18/10/2022
532
sách thai giáo cho mẹ bầu tốt nhất

Top 12 cuốn sách thai giáo cho mẹ bầu hay nhất (Review 2021)

25/12/2020
2.1k
bà bầu ăn mít có tốt không

(Giải đáp) Bà bầu ăn mít có tốt không? Có nên ăn mít không?

13/09/2020
423
bà bầu ăn mãng cầu được không

(Giải đáp) Bà bầu ăn mãng cầu được không? Có tốt không?

04/10/2020
414
bà bầu ăn vú sữa được không

(Giải đáp) Bà bầu ăn vú sữa được không? 6 lợi ích không ngờ

25/09/2020
538
bà đẻ ăn rau bí mất sữa không

(Giải đáp) Bà đẻ ăn rau bí có bị mất sữa không? Cần lưu ý gì?

24/09/2020
10.5k
Bài sau
cách làm tan mỡ bụng bằng gừng tại nhà

(10+) Cách giảm mỡ bụng bằng gừng tươi hiệu quả nhanh tại nhà

cách rửa mặt bằng nước chè xanh tại nhà

Top 5+ Cách rửa mặt bằng nước chè xanh giúp da trắng hồng tự nhiên

  • Trending
  • Comments
  • Mới nhất
việt nam gia nhập wto năm nào

Việt Nam gia nhập WTO năm nào? Thành viên thứ mấy của WTO?

17/01/2021
ngủ ngáy là gì Thuốc Chữa Ngủ Ngáy tốt nhất và hiệu quả nhất

Top 6 thuốc chữa ngủ ngáy tốt hiệu quả nhanh nhất tại nhà

23/11/2020
ăn bơ buổi tối có tốt không

(Giải đáp) Ăn bơ buổi tối có TỐT không? Nên ăn bơ lúc nào tốt nhất?

04/01/2021
8 tác dụng của đi bộ buổi tối 30 phút mỗi ngày với sức khỏe

8 tác dụng “vàng” của đi bộ buổi tối 30 phút/ ngày với sức khỏe

28/12/2020
tác dụng của gừng ngâm giấm chữa bệnh

Gừng ngâm giấm: 9 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe & Cách làm tại nhà

04/01/2021
tăng cân hoa bảo có tốt không

(Review) Viên tăng cân Hoa Bảo có tốt không? Mua chính hãng ở đâu?

11
Tóc bạc sớm bạn nên ăn gì để tóc đen trở lại và chắc khỏe ?

Tóc bạc sớm rụng tóc nên ăn gì giúp tóc đen bóng chắc khỏe?

6
kem nghệ trị mụn decumar có hiệu quả không

(Review) Kem trị mụn Decumar có tốt không? Có hiệu quả không?

6
10 cách cai thuốc lá tại nhà hiệu quả nhất, nhanh nhất và an toàn nhất

[10+] Cách cai thuốc lá tại nhà hiệu quả nhanh dứt điểm 100%

2
5 tác dụng của bột tía tô chữa bệnh Gout (Gút) thần kì nhất

Tác dụng “thần kì” của bột tía tô chữa bệnh Gout (Gút)

2

14 công dụng của hạt hạnh nhân đối với sức khỏe

17/10/2022

Cách uống tinh chất hàu Oyster Plus đạt hiệu quả tốt nhất

11/09/2022

(Đánh giá) Tinh dầu hoa anh thảo Blackmores có tốt không? Hiệu quả như nào?

17/08/2022

(Review) Viên uống trắng da Transino có tốt không? Mua ở đâu?

11/08/2022

(Review) Viên uống vitamin C DHC có tốt không? Mua ở đâu, giá bao nhiêu?

04/08/2022

BLOG TOP KHỎE ĐẸP

TopKhoeDep.com (Top Khỏe Đẹp) là blog chia sẻ kiến thức sức khỏe, làm đẹp, tư vấn sức khỏe cộng đồng - điểm đến tin cậy giúp bạn và gia đình có một cuộc sống khỏe mạnh, tràn đầy niềm vui.

Mọi sao chép trái phép nội dung blog sẽ bị report vi phạm bản quyền mà không báo trước.

Nội dung trên trang web chỉ dành cho mục đích thông tin và giáo dục. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn, điều trị hoặc chẩn đoán y tế.

Liên hệ: cachsongkhoemanh@gmail.com

DMCA.com Protection Status

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

14 công dụng của hạt hạnh nhân đối với sức khỏe

17/10/2022

Cách uống tinh chất hàu Oyster Plus đạt hiệu quả tốt nhất

11/09/2022

(Đánh giá) Tinh dầu hoa anh thảo Blackmores có tốt không? Hiệu quả như nào?

17/08/2022

(Review) Viên uống trắng da Transino có tốt không? Mua ở đâu?

11/08/2022

KẾT NỐI MẠNG XÃ HỘI

THÔNG TIN HỖ TRỢ

  • Giới thiệu
  • Liên hệ & hợp tác
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách quảng cáo
  • Điều khoản & dịch vụ
  • Miễn trừ trách nhiệm

CHUYÊN MỤC HOT

  • Chăm sóc da
  • Kiến thức Fitness
  • Nuôi dạy con
  • Giảm cân
  • Giới thiệu
  • Liên hệ & hợp tác
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản & Dịch vụ

© 2018 - Bản quyền Top Khỏe Đẹp - Hà Nội, Việt Nam

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Trang chủ
  • Bệnh lý
    • Bệnh mạn tính
    • Tiểu đường
    • Tim mạch
    • Bệnh dạ dày
    • Bệnh người cao tuổi
    • Bệnh lý khác
  • Làm đẹp
    • Chăm sóc da
    • Chăm sóc môi
    • Chăm sóc tóc
    • Kiến thức Fitness
    • Trang điểm
    • Giảm cân
    • Tăng cân
  • Mặc đẹp
  • Mẹ và bé
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Nuôi dạy con
  • Sống khỏe
  • Đời sống
    • Ẩm thực
    • Mỹ phẩm
    • Thực phẩm bổ dưỡng
    • Thực phẩm chăm sóc sức khỏe
    • Thiết bị chăm sóc sức khỏe
    • Tin tức chung

© 2018 - Bản quyền Top Khỏe Đẹp - Hà Nội, Việt Nam