(Giải đáp) Bà bầu ăn mít được không? Có tốt không? Lưu ý gì?

Bà bầu ăn mít được không? Bà bầu ăn mít có tốt không? Mang thai ăn mít có nóng không?  Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?

Đây là các thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai xoay quanh chủ đề ăn trái mít. Có nhiều người cho rằng quả mít có tính “nóng” do ngọt, nhiều đường sẽ dễ gây nóng trong người, bà bầu ăn mít có nguy cơ sảy thai cao.

Điều này khiến nhiều chị em hoang mang không dám ăn mít khi mang thai. Thực hư vấn đề trên có đúng không?

Hãy cùng blog Top Khỏe Đẹp khám phá câu trả lời chính xác cho câu hỏi liệu mẹ bầu ăn mít có tốt không cho bà bầu không nhé!

1. Bà bầu ăn mít được không? Bà bầu ăn mít có tốt không?

Quả mít (mít mật, mít dai) là loại trái cây giàu dinh dưỡng, ngọt và thơm ngon, rất thân thuộc với mỗi gia đình Việt Nam. Theo chuyên gia y tế, bà bầu ăn mít có thể gây sảy thai chỉ là lời đồn vô căn cứ và không có cơ sở khoa học.

Đối với câu hỏi bà bầu ăn mít có tốt không.

Câu trả lời là .

Các bác sĩ sản phụ khoa khẳng định phụ nữ mang thai có thể ăn mít trong suốt thai kỳ, kể cả trong giai đoạn 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối mà không gây hại gì cho thai nhi.

Bà bầu ăn mít rất tốt cho sức khỏe thai kỳ
Bà bầu ăn mít rất tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi

Trong thai kỳ, mẹ bầu nên ăn mít vì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý ăn mít điều độ, tránh gây tác hại ngược tới mẹ và thai nhi. Bởi tính “nóng” trong mít có thể gây ra một số tác hại đối với mẹ bầu và thai nhi nếu ăn không đúng cách.

>> Tham khảo: Bà bầu ăn rau bí có tốt không?

2. Bà bầu ăn mít bổ sung dinh dưỡng gì?

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng, mít có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100gram mít:

Thành phần dinh dưỡng trong 100g mít Giá trị dinh dưỡng
Năng lượng 95 calo
Chất xơ 1,5g
Đường 19,08g
Chất béo 0,64g
Protein 1,72g
Vitamin A 5mcg
Vitamin C 13,8mg
Vitamin E 0,34mg
Vitamin B1 0,105mg
Vitamin B2 0,055mg
Vitamin B3 0,92mg
Vitamin B5 0,235mg
Vitamin B6 0,329mg
Canxi 24mg
Magie 28mg
Sắt 0,23mg
Kẽm 0,13mg
Phốt pho 21mg

Nhìn vào bảng dinh dưỡng, có thể thấy mít chứa hàm lượng calo cao, giàu chất xơ, các loại vitamin A, vitamin B, vitamin C, niacin, riboflavin, và axít folic…

3. 10 lợi ích tuyệt vời của mít đối với phụ nữ mang thai

Mẹ bầu có thể ăn mít bởi những công dụng tuyệt vời mà mít đem lại dưới đây đối với sức khỏe mẹ và bé:

3.1. Tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung vitamin

Trong quả mít có chứa hàm lượng vitamin C cao cùng một số chất chống oxy hóa giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề của mẹ bầu.

Có thể nói, ăn mít khi mang thai sẽ là bức tường miễn dịch vững chắc giúp cơ thể mẹ chống lại sự tấn công của các virus, vi khuẩn gây bệnh, phòng tránh được các bệnh thông thường hiệu quả.

Ngoài ra, các vitamin và dưỡng chất trong mít cũng giúp kích thích sự phát triển trí não và thể chất toàn diện của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

3.2. Có lợi cho sự phát triển của thai nhi

Bà bầu ăn mít tốt cho sự phát triển của thai nhi

Mẹ bầu có thể thấy trong trái mít dồi dào hàm lượng vitamin nhóm B rất tốt cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của trẻ, kích thích sự phát triển não bộ của trẻ.

Đồng thời vitamin A và các vitamin khác như C,E, K và khoáng chất như sắt, mangan, magie… hỗ trợ quá trình phát triển tim, gan, phổi, mắt, xương… của thai nhi.

>> Xem thêm: Thực đơn cho mẹ bầu giúp thai nhi tăng cân 3 tháng cuối nhanh nhất

3.3. Điều chỉnh hormone trong thai kỳ

Trong quá trình mang thai, sự sản sinh các hormone trong thai kỳ khiến các mẹ bầu luôn mệt mỏi, căng thẳng.

Nhờ những dưỡng chất có trong quả mít có khả năng kiểm soát và điều tiết lượng hormone trong cơ thể mẹ bầu, giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu và thư giãn hơn khi có sự thay đổi do các hormone gây ra.

3.4. Giảm căng thẳng

Stress khi mang thai là tình trạng thường gặp của các bà bầu. Ăn mít khi mang thai là cách “ngọt ngào” để giải tỏa căng thẳng.

Bởi những múi mít ngon ngọt có đặc tính chống lại những căng thẳng, giúp mẹ bầu có tinh thần thoải mái hơn trong thời gian mang thai và cho con bú.

3.5. Mẹ bầu ăn mít giúp giảm thiếu máu

Mít có chứa hàm lượng các khoáng chất dồi dào và phong phú, trong đó khoáng chất sắt rất cần thiết trong quá trình mang thai.

Bà bầu ăn mít thường xuyên sẽ hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

3.6. Cải thiện chức năng tiêu hóa

Trong quá trình mang thai, táo bón là tình trạng phổ biến mà mẹ bầu nào cũng gặp phải.

Ăn mít khi mang thai sẽ cung cấp lượng chất xơ dồi dào, giúp cải thiện và tăng cường hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, đẩy lùi nỗi lo táo bón thai kỳ, tránh đầy bụng khó tiêu, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng.

  • Hàm lượng chất xơ trong quả mít đáp ứng được 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể.

Các chất xơ này rất có lợi, giúp loại bỏ màng nhầy bám ở ruột, ngăn ngừa viêm loét dạ dày, giảm nguy cơ ung thư đại tràng.

Ngoài ra bà bầu ăn hạt mít cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào hơn so với ăn múi mít.

Trong hạt mít rất giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa
Trong hạt mít rất giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa

>> Xem thêm: Ăn mít có béo không? Tăng cân hay giảm cân?

3.7. Điều hòa huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch

Với những mẹ bầu cao huyết áp, việc ăn mít thường xuyên sẽ giúp làm giảm huyết áp, bảo vệ mẹ bầu khỏi những biến chứng của thai kỳ.

Bởi trong mít có hàm lượng kali dồi dào có tác dụng kiểm soát nhịp tim và điều hòa huyết áp luôn ổn định.

  • Trung bình 100 g mít sẽ cung cấp khoảng 303 miligram kali.

Bà bầu ăn mít giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và hạn chế nguy cơ đột quỵ.

3.8. Cung cấp năng lượng dồi dào

Ăn mít thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào. Do vậy mà ăn mít giúp các mẹ có thêm năng lượng vượt qua những ngày mệt mỏi, căng thẳng.

3.9. Phòng ngừa nguy cơ rối loạn tuyến giáp

Hormone HCG gia tăng trong quá trình mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến giáp, gây rối loạn tuyến giáp.

Với hàm lượng đồng dồi dào trong mít giúp điều hòa những hormone này, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp ở phụ nữ mang thai.

3.10. Bảo vệ da và mắt

Hàm lượng vitamin A và vitamin E dồi dào trong trái mít rất tốt cho da và mắt, giữ mắt khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt của mẹ bầu như quáng gà, thoái hóa điểm vàng.

Đồng thời bảo vệ làn da tươi tắn và hồng hào, tránh nguy cơ rạn nứt da trong quá trình mang thai và sinh nở.

Không chỉ vậy những vitamin này hỗ trợ rất tốt cho quá trình hình thành và phát triển mắt của thai nhi.

>> Xem thêm: 10 cách làm se khít lỗ chân lông mặt hiệu quả nhanh và an toàn

4. Các nguy cơ có thể xảy ra nếu mẹ bầu ăn mít không đúng cách

Mít ngon ngọt, hấp dẫn nhưng không nên ăn quá nhiều

Trên đây là những lợi ích tuyệt vời mà trái mít đem lại tuy nhiên không vì thế các mẹ bầu có thể ăn thoải mái được.

Nếu mẹ ăn quá nhiều mít trong giai đoạn thai kỳ có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như sau:

  • Đau bụng, đầy bụng, khó tiêu: Chất xơ trong mít giúp cải thiện hệ tiêu hóa, nhưng nếu ăn quá nhiều mít lại sẽ khiến đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy tùy từng người do hàm lượng chất xơ khá cao.
  • Dị ứng: Không phải ai cũng có thể ăn được mít, đặc biệt đối với những người chưa ăn mít bao giờ tốt nhất không nên thử ăn mít mang thai. Vì mít có thể gây dị ứng đối với những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng. Nếu mẹ dị ứng mà vẫn cố chấp ăn mít, rất dễ gây ảnh hưởng tới thai nhi, thậm chí nguy cơ sảy thai.
  • Tăng lượng đường trong máu: Vi hàm lượng đường trong trái mít cao, nên các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ hoặc có nguy cơ mắc bệnh này không nên ăn mít. Những mẹ bầu có thể trạng bình thường cũng chỉ nên ăn mít một cách hợp lý để tránh lượng đường trong máu tăng cao. Hơn nữa, bà bầu ăn mít quá nhiều có thể gây tình trạng tiểu đường thai kỳ.
  • Rối loạn đông máu: Nếu mẹ bầu mắc chứng rối loạn máu cần tránh tuyệt đối ăn mít vì nó có thể làm máu nhanh đông gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Lời khuyên cho các mẹ nên có một chế độ ăn mít hợp lý để mang lại sức khỏe tốt nhất cho mình và cả thai nhi.

5. Cách ăn mít đúng cách dành cho bà bầu

Để có thể tận dụng tối đa lợi ích mà mít mang lại, mẹ bầu nên ăn mít đúng cách, điều độ để tránh những nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

  • Mẹ bầu cần loại bỏ hết phần mủ mít trước khi dùng.
  • Bà bầu nên ăn mít với lượng vừa phải, chỉ khoảng 80 – 100gr mỗi ngày (tương đương khoảng 12 múi).
  • Không nên ăn mít vào buổi tối trước khi đi ngủ, sẽ gây cản trở quá trình tiêu hóa. Thời điểm ăn mít tốt nhất mẹ nên ăn vào buổi sáng, buổi trưa hoặc các bữa phụ trong ngày.
  • Nên kết hợp mít với các loại hoa quả và sữa chua khác để hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng.
  • Chế biến mít theo nhiều dạng khác nhau giúp thực đơn đa dạng như: sinh tố mít, sữa chua mít, mít non kho sả, hạt mít, kết hợp với bột yến mạch, sinh tố hoặc kem,…
  • Tuyệt đối KHÔNG ăn mít và mật ong cùng lúc vì sẽ tạo ra khí trong nội tạng rất nguy hiểm.
  • Không nên ăn mít lúc đói vì khi đó lượng đường trong máu sẽ tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nên ăn mít sau khi ăn cơm 2 – 3 tiếng.
  • Mít sấy khô cũng là một món ăn vặt thơm ngon bổ dưỡng cho mẹ bầu. Hoặc mẹ có thể tham khảo cách chế biến mít xanh thành món ăn như: gỏi mít, nộm mít, mít trộn,…

6. Một số câu hỏi thường gặp mẹ cần lưu ý

6.1. Trường hợp nào bà bầu không nên ăn mít?

Một số trường hợp bà bầu không nên ăn mít để tránh các rủi ro có thể xảy ra khi ăn quá nhiều:

  • Bà bầu bị dị ứng với các thành phần của mít.
  • Bà bầu có tiền sử tiểu đường hoặc có nguy cơ bị tiểu đường, đặc biệt là đối với những bà bầu thừa cân, béo phì.
  • Mẹ bầu mắc các chứng rối loạn máu.

6.2. Mẹ bầu ăn mít thường xuyên có tốt không?

Mẹ bầu nên ăn một lượng mít vừa phải, khoảng từ 80 – 100 gr mít mỗi ngày là vừa đủ. Việc ăn quá nhiều sẽ gây những tác dụng phụ như mình đã giải thích ở trên.

6.3. Bà bầu ăn mít sấy khô có tốt không?

Thực ra, mít sấy khô chính là mít chín đã được chế biến và làm khô dưới nhiệt độ cao. Về bản chất thì mít sấy khô vẫn cung cấp năng lượng, 1 số dưỡng chất, tuy nhiên hàm lượng vitamin sẽ không còn do tác động của nhiệt độ.

Các mẹ vẫn có thể ăn mít sấy khô như một đồ ăn vặt. Nhưng lưu ý hạn chế ăn quá nhiều bởi giá trị dĩnh dưỡng của mít sấy không tốt như mít tự nhiên, trong khi có thể có chất bảo quản trong mít sấy.

6.4. Mẹ bầu ăn mít xanh, mít non được không?

Mít xanh, mít non có thể chế biến thành các món: canh, gỏi mít hay kho cá.

Mẹ bầu có thể ăn mít xanh hay mít non với lượng vừa phải đều được nếu không bị dị ứng, kể cả khi bầu 3 tháng đầu, tuy vậy thì cảm giác hơi bị sượng do mít chưa chín.

Để đảm bảo an toàn, bà bầu ăn mít nếu gặp bất kỳ hiện tượng lạ nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.

Tổng kết

Với những thông tin được giải đáp trên chắc chắn mẹ đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu ăn mít được không” “bà bầu ăn mít có tốt không?” rồi phải không ạ?

Bà bầu ăn mít rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho mẹ đồng thời hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý ăn mít đúng cách và với lượng vừa phải để hấp thu tối đa dinh dưỡng từ mít, đảm bảo an toàn sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ nhé!

*Các bài viết tại blog Top Khỏe Đẹp chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

5/5 - (5 bình chọn)

Thanh Huyền

Mình là Nguyễn Thanh Huyền - tốt nghiệp chuyên ngành Dược cổ truyền của Đại học Dược Hà Nội tháng 6/2018. Mình có niềm đam mê thích viết lách, du lịch, đam mê nấu ăn và thích chia sẻ! Hiện nay mình đang làm Biên tập viên nội dung cho một số website về lĩnh vực sức khỏe, kiến thức y khoa.

Bài viết liên quan

Back to top button