8 cách chế biến hạt chia cho bé ăn dặm thơm ngon mẹ nên biết

Dùng hạt chia cho bé ăn dặm là phương pháp bổ sung dinh dưỡng cần thiết và hiệu quả cho trẻ được nhiều cha mẹ áp dụng hiện nay.

Ăn dặm là một giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời của bé. Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về tác dụng cũng như cách chế biến hạt chia trong thực đơn ăn dặm của bé trước khi cho bé ăn.

Cùng blog Top Khỏe Đẹp khám phá các cách chế biến hạt chia cho bé ăn dặm đúng cách qua bài viết sau đây.

1. Tác dụng của hạt chia đối với bé ăn dặm là gì?

Hạt chia được biết đến là một loại hạt rất giàu Omega-3, chất xơ, vitamin và khoáng chất,…

Tác dụng của hạt chia đã được chứng minh là không những có nhiều công dụng với người lớn mà còn rất tốt cho trẻ đang độ tuổi ăn dặm.

Có thể kể tới một số lợi ích như sau:

  • Giúp trẻ phát triển trí não tốt: Trẻ trong độ tuổi ăn dặm là giai đoạn vàng phát triển trí não. Với hàm lượng axit béo Omega-3 dồi dào có trong hạt chia, rất tốt cho sự phát triển các tế bào não cũng như hệ thần kinh của trẻ. Giúp trẻ nhận thức và phản ứng tốt với môi trường xung quanh.
  • Hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ: Trong giai đoạn này, trẻ đang chuyển từ sữa sang đồ ăn dặm nên hệ tiêu hóa còn non nớt và rất dễ bị táo bón. Chất xơ dồi dào trong hạt chia sẽ kích thích hệ tiêu hóa của bé hoạt động trơn tru, tránh tình trạng táo bón, khó chịu.
  • Giúp hệ cơ xương của bé phát triển: Hàm lượng canxi trong hạt chia cao gấp 3 lần sữa, giúp trẻ hấp thụ nguồn canxi sạch tự nhiên. Từ đó thúc đẩy phát triển hệ xương của bé chắc khỏe, phòng tránh suy dinh dưỡng.
  • Phát triển thể chất của bé: Trong 100gr hạt chia có chứa 20gr protein, cao gấp 2,6 lần đậu phụ, kết hợp cùng các loại khoáng chất khác giúp thúc đẩy sự phát triển thể chất và cơ bắp của bé tốt nhất.
  • Tăng sức đề kháng cho trẻ: Các vitamin và khoáng chất khác trong hạt chia hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng chống các bệnh về đường hô hấp hay gặp ở trẻ.
Kết hợp hạt chia vào các bữa ăn của trẻ thêm phong phú và đa dạng
Cha mẹ nên kết hợp hạt chia vào các bữa ăn của trẻ ở độ tuổi ăn dặm.

Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến nghị, từ 6 tháng tuổi trở đi, bên cạnh nguồn sữa mẹ, bé cũng cần cần bổ sung thêm nguồn thực phẩm bên ngoài.

Với nhiều lợi ích tốt cho bé, hạt chia chính là nguồn dinh dưỡng lý tưởng mà cha mẹ có thể sử dụng bằng cách cho thêm vào các món bột, cháo ăn dặm của trẻ.

  • Trẻ bắt đầu ăn dặm có thể sử dụng hạt chia kết hợp cùng các bữa ăn. Tuy nhiên, khi bắt đầu làm quen, mẹ nên cho trẻ ăn với lượng ít, sau đó tăng dần lên.
  • Mẹ cũng cần quan sát, theo dõi phản ứng của trẻ để tránh sặc hay dị ứng hạt chia.
  • Giai đoạn bé ăn dặm, mẹ có thể nghiền nhỏ hạt chia và nấu cùng với bột ăn dặm hoặc chế biến thành các món như gợi ý trên.

Nếu bé đã có thể ăn được cơm và thức ăn, mẹ có thể trộn hạt chia với các loại thức ăn khác trong bữa ăn hàng ngày của bé.

>> Xem thêm: 8+ công dụng của hạt chia tốt cho bé cha mẹ nên biết

2. Cách chế biến hạt chia cho bé ăn dặm đúng cách giàu dưỡng chất

Trẻ ăn dặm là một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng đối với trẻ từ việc bú sữa mẹ hoàn toàn sang bữa ăn có một phần thực phẩm

Hạt chia là thực phẩm không mùi, không vị nên rất dễ kết hợp cùng nhiều loại thực phẩm khác mà vẫn bổ sung được chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Mẹ có thể sử dụng hạt chia để trộn trực tiếp vào thức ăn hay nghiền nhỏ nấu cùng cháo, bột:

  • Hạt chia khô: Mẹ có thể xay hoặc nghiền nhỏ hạt chia và cho vào nấu cùng cháo, bột hoặc sinh tố hay trộn cùng nguyên liệu làm bánh.
  • Hạt chia ngâm mềm: Mẹ ngâm nở hạt chia trong nước, sau đó gạn bớt phần nước, để lại phần gel. Loại này mẹ có thể trộn trực tiếp vào thức ăn cho trẻ như cháo, súp, sữa chua.

Dưới đây là gợi ý tới các mẹ một số cách chế biến hạt chia cho bé ăn dặm ngon, bổ dưỡng:

2.1. Nấu cháo hạt chia yến mạch cho bé ăn dặm

Các món cháo hạt chia giúp thực đơn ăn dặm của trẻ thêm phong phú.

Món cháo yến mạch hạt chia là món ăn giàu chất xơ và canxi giúp trẻ hấp thụ tốt trong giai đoạn ăn dặm.

Món cháo yến mạch hạt chia
Món cháo yến mạch hạt chia

Nguyên liệu:

  • 1 thìa canh yến mạch cán mỏng hoặc nguyên hạt: khoảng 30gr.
  • 110 – 120ml nước.
  • 1 thìa nhỏ hạt chia: khoảng 5gr.
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức (không bắt buộc).

❖ Cách làm:

  • Yến mạch ngâm với nước 5 – 10 phút.
  • Hạt chia ngâm mềm trong nước ấm khoảng 10 phút thì chắt bỏ phần nước, giữ lại gel.
  • Cho nước cùng yến mạch đã ngâm vào nồi bắc lên bếp. Khi yến mạch gần sôi, mẹ giảm nhỏ lửa. Sau khi sôi mẹ khuấy yến mạch 3 – 5 phút cho chín thì tắt bếp.
  • Chờ yến mạch nguội bớt, mẹ cho vào hạt chia vào cùng. Dùng máy xay để xay nhuyễn yến mạch và hạt chia.
  • Nếu mẹ muốn pha thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức, đợi yến mạch nguội bằng với nhiệt độ nước pha sữa thì cho sữa vào cháo và khuấy đều.

❖ Lưu ý: 

  • Tùy vào thời điểm bé ăn dặm, mẹ có thể điều chỉnh độ lỏng đặc của cháo phù hợp.
  • Với trẻ mới tập ăn, mẹ nên theo dõi phản ứng dị ứng của trẻ.
  • Nên tập cho trẻ dùng cháo yến mạch hạt chia ít nhất 3 ngày để trẻ quen với mùi vị trước khi chuyển sang loại khác.

>> Xem thêm: 10 loại hạt hữu cơ tốt nhất dành cho bé ăn dặm

2.2. Cháo rau cá ngừ hạt chia – Món thơm ngon giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Cháo rau cá ngừ kết hợp hạt chia giàu vitamin A, Omega-3, chất xơ và khoáng chất, rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

Đây sẽ là món ăn khởi đầu giúp trẻ làm quen với đồ hải sản.

Món cháo cá ngừ hạt chia
Món cháo cá ngừ hạt chia

Nguyên liệu:

  • Cá ngừ lọc bỏ xương: 200gr.
  • Rau các loại (rau chân vịt, rau cải xanh, súp lơ): 30gr.
  • Gạo tẻ thơm: 150gr.
  • Gạo nếp: 20gr.
  • Hạt chia: 5gr

Cách làm:

  • Hạt chia ngâm khoảng 10 phút cho nở, gạn bỏ phần nước.
  • Cho gạo vào nấu chín thành cháo.
  • Rau và cá đem hấp chín.
  • Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn cháo, rau.
  • Cá sau khi hấp chín đem xé nhỏ rồi trộn cùng hạt chia vào cháo. Hoặc mẹ có thể đem xay cùng ở bước trên.

Lưu ý:

  • Mẹ có thể điều chỉnh độ đặc, loãng của cháo tùy vào khẩu vị của bé.
  • Khi dùng cháo, mẹ nên hâm nóng lại để cho bé dùng khỏi bị tanh.

2.3. Cháo bí ngô thịt băm hạt chia dành cho trẻ ăn dặm

Đây là món ăn thơm ngon, nhiều dinh dưỡng và đơn giản mà cha mẹ có thể dễ dàng làm tại nhà. Các mẹ có thể thay đổi thịt bò, thịt heo hay thịt gà là có thể thay đổi thực đơn cho bé ăn dặm.

Dưới đây là các bước làm món cháo bí ngô thịt heo bằm hạt chia.

Cháo bí đỏ thịt băm hạt chia
Cháo bí đỏ thịt băm hạt chia.

Nguyên liệu:

  • Gạo: 200gr.
  • Bí ngô: 150gr.
  • Thịt heo: 100gr.
  • Hạt chia: 5gr.

Cách làm:

  • Gạo rửa sạch, cho lên bếp đun nhừ thành cháo.
  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi cho hấp riêng và làm nhuyễn.
  • Thịt heo bằm nhuyễn.
  • Hạt chia ngâm 10 phút cho nở.
  • Khi cháo chín, cho thịt cùng bí đỏ, hạt chia vào nồi đun thêm 5 phút nữa. Nếu thấy đặc mẹ có thể cho thêm chút nước.

2.4. Cháo ngũ cốc hạt chia

Món cháo dinh dưỡng ngũ cốc giàu chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Các loại hạt ngũ cốc nhiều dưỡng chất
Các loại hạt ngũ cốc nhiều dưỡng chất

Nguyên liệu:

  • Gạo lứt, mè đen, đậu xanh, hạt sen, hạt chia. Mỗi loại 5gr.
  • Nước hoặc sữa, tỷ lệ nước vừa sấp mặt ngũ cốc.

Cách làm:

  • Cho các loại hạt vào xay nhuyễn thành bột và trộn đều.
  • Sau đó, cho bột ngũ cốc vào nồi nước, đun trên bếp, vừa đun vừa khuấy để tránh vón cục. Cho đến khi nồi cháo sôi thì bắc ra.

2.5. Cháo bí đỏ lê hạt chia cho bé ăn dặm bổ dưỡng

Nếu mẹ băn khoăn cách chế biến hạt chia cho bé ăn dặm? Hãy tham khảo món cháo bí đỏ lê hạt chia thơm ngon, bổ dưỡng nhiều vitamin, với vị ngọt tự nhiên từ lê giúp trẻ kích thích ăn ngon.

Bí đỏ đem hấp chín
Bí đỏ đem hấp chín

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ: 100gr.
  • Lê: 1/2 quả.
  • Hạt chia: 5gr.

Cách làm:

  • Hạt chia ngâm nở 10 phút.
  • Bí đỏ và lê gọt vỏ, cắt miếng, sau đó hấp chín. Nên hấp bí đỏ trước rồi cho lê vào hấp vì lê mau chín.
  • Xay nhuyễn bí đỏ, lê và hạt chia và cho bé ăn. Nếu bé không ăn hết có thể cất trong tủ đá cho bé dùng dần.

>> Xem thêm: 10 cuốn sách hay về sức khỏe nên đọc giúp bạn sống khỏe mạnh

2.6. Cháo cà rốt táo hạt chia

Món này cũng khá đơn giản mà lại rất bổ dưỡng, màu sắc bắt mắt, chắc chắn sẽ làm bé thích.

Món ăn dặm từ táo và carot
Món ăn dặm thơm ngon cho bé từ táo và cà rốt kết hợp hạt chia.

Nguyên liệu:

  • Cà rốt: 1 củ.
  • Táo: 1 quả.
  • Hạt chia: 5gr.

Cách làm:

  • Hạt chia ngâm nở mềm 10 phút.
  • Cà rốt và táo gọt sạch vỏ, cắt thành miếng. Sau đó cho vào nồi hấp chín. Lưu ý cho cà rốt vào trước vì táo nhanh chín.
  • Cho hạt chia + táo, cà rốt đã hấp chín vào máy xay nhuyễn mịn. Bé có thể dùng luôn.

2.6. Làm sinh tố hạt chia cho bé

Mẹ chỉ cần xay những loại quả mà bé thích (dưa hấu, xoài, chuối, bơ) rồi trộn cùng 5gr hạt chia.

Để khoảng 10 – 15 phút cho hạt chia nở ra và cho bé dùng.

Sinh tố hoa quả hạt chia
Sinh tố hoa quả hạt chia cho bé là món ngon, thơm mát và bổ dưỡng mà cách làm cực kỳ đơn giản.

Ví dụ món sinh tố hạt chia + chuối + bơ nghiền

  • Mẹ cho 1/2 quả bơ + 1 quả chuối + 1 thìa hạt chia khô, cho tất cả vào máy xay sinh tố và xay ra thành sinh tố.
  • Cho con ăn 1 – 2 bữa tùy theo độ tuổi.

2.7. Làm nước trái cây hạt chia

Mẹ có thể cho khoảng 5gr vào nước trái cây (cam, chanh hay sữa đậu nành).

Chú ý khuấy đều để tránh bị vón cục. Chờ khoảng 10 phút, hạt chia nở hết và cho bé uống.

2.8. Làm sữa chua hoa quả trộn hạt chia

Cách làm món này khá đơn giản như sau:

  • Cắt hoa quả mềm như: chuối, xoài, dâu tây… thành miếng nhỏ.
  • Trộn hoa quả cùng 1/2 thìa nhỏ hạt chia vào sữa chua hoặc yaourt, trộn đều, để khoảng 10 – 15 phút.
  • Mẹ có thể xúc hoặc để bé tự xúc tùy vào giai đoạn ăn dặm.

2.9. Làm bánh pancake hạt chia

Lâu lâu, các mẹ có thể làm món bánh yêu thích cho trẻ như: bánh pancake hạt chia, có thể kết hợp cùng bí đỏ hoặc chuối.

Bánh pancake hạt chia
Bánh pancake hạt chia.

Nguyên liệu:

  • 1 miếng bí đỏ.
  • 1 lòng đỏ trứng gà.
  • 20gr bột mỳ.
  • 30ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Hạt chia: 1gr.

Cách làm:

  • Bí đỏ gọt sạch vỏ, đem hấp chín rồi xay nhuyễn.
  • Đổ sữa vào lòng đỏ trứng và khuấy đều. Sau đó cho hỗn hợp trứng sữa vào âu bột và khuấy đều tay.
  • Cho hạt chia, bí đỏ đã xay nhuyễn vào âu bột, khuấy đều đến khi được một hỗn hợp sánh mịn.
  • Cho chảo lên bếp, phết 1 chút bơ dính chảo. Dùng thìa xúc hỗn hợp bột đổ từ từ vào chảo, rán đến khi 2 mặt bánh chuyển màu vàng nâu là bánh chín.

>> Xem thêm: Top 20 cuốn sách nuôi dạy con hay nhất theo từng độ tuổi

3. Một số câu hỏi thường gặp khi dùng hạt chia cho bé ăn dặm

3.1. Trẻ bao nhiêu tháng tuổi có thể ăn được hạt chia?

Độ tuổi bắt đầu sử dụng hạt chia là khi bé đã cai sữa và chuyển qua giai đoạn ăn dặm.

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: Giai đoạn còn bú sữa, không cho bé ăn vì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ dẫn đến sốc hay hóc hạt, gây nguy hiểm cho bé. Lúc này, các mẹ nên dùng hạt chia trong các món ăn của mình để có nhiều sữa hơn, sữa có chất lượng giàu dưỡng chất hơn cho bé bú.
  • Trẻ 7 – 9 tháng tuổi: Giai đoạn này có thể ăn được rồi, nhưng nên xay nát hạt chia và cho vào đồ ăn, tuyệt đối không cho bé ăn trực tiếp hạt chia vì dễ rơi vào đường hô hấp.
  • Trẻ 9 – 10 tháng tuổi trở lên: Mẹ cho bé ăn hạt chia được, đây là giai đoạn dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng, chức năng tiêu hóa của bé đã phát triển hơn rất nhiều.
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: Thời điểm vàng mà các chuyên gia khuyên nên cho trẻ ăn hạt chia. Hạt chia bổ sung canxi, Omega-3, các vi khoáng Sắt, Manga để bé phát triển tốt nhất về trí não và thể chất.
Trẻ ăn dặm tự chỉ huy
Trẻ ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định món ăn và cách ăn.

3.2. Liều lượng sử dụng hạt chia cho bé

Mặc dù hạt chia chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết nhưng cha mẹ không nên cho trẻ dùng quá nhiều hạt chia. Lý do vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu, hay thậm chí làm giảm huyết áp của trẻ.

Liều lượng sử dụng hạt chia phù hợp ở độ tuổi ăn dặm là từ 5 – 8gr/ ngày, với trẻ nhỏ từ 10 – 15gr/ngày.

Khuyến cáo bé sử dụng hạt chia không quá 20gr mỗi ngày. Chú ý theo dõi xem con có phản ứng gì khác thường với loại hạt này hay không.

4. Lưu ý sử dụng hạt chia cho trẻ ăn dặm đúng cách, an toàn

  • Mẹ lưu ý không nên cho trẻ uống sữa hạt chia ngâm mềm, vì có thể sẽ khiến trẻ bị nghẹn hoặc sặc lên mũi. Mẹ chỉ nên xay hạt chia cùng các loại hạt làm sữa để đảm bảo an toàn cho trẻ mà vẫn giữ độ thơm ngon.
  • Tránh cho bé ăn quá nhiều hạt chia sẽ không tốt cho bé, bởi hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên việc dùng quá nhiều có thể khiến bé bị chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu,…Liều lượng khuyên dùng với trẻ nhỏ là không quá 10 – 20gr hạt chia/ ngày.
  • Khi sử dụng hạt chia mẹ nên nhớ ngâm hạt chia nở khoảng 5 – 10 phút trong nước, súp hay cháo trước khi cho bé ăn là tốt nhất.
  • Không cho trẻ sử dụng hạt chia sống vì có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ hoặc gây hóc, sặc hạt chia vào đường hô hấp.
  • Mẹ cần cho trẻ uống thêm nước để tránh tình trạng khó chịu cho trẻ.

5. Một số địa chỉ mua hạt chia uy tín cho mẹ

Để sử dụng hạt chia cho bé ăn dặm, mẹ cần chú ý lựa chọn địa chỉ mua hạt chia chất lượng đúng cách.

  • Lựa chọn đơn vị cung cấp hạt chia uy tín, đại lý lớn có thương hiệu.
  • Kiểm tra bao bì thật kỹ để biết rõ nguồn gốc của hạt chia được trồng hay đóng gói sản xuất tại đâu, có chính hãng không.
  • Nên chọn các sản phẩm hạt chia Organic (trồng hữu cơ) không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất hóa học có hại cho người dùng. Dù giá cao hơn một chút nhưng sẽ đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe của bé.

Dưới đây là 1 số địa chỉ bán hạt chia Úc, hạt chia Mỹ uy tín, đảm bảo chất lượng:

1. Hạt Chia Tím Organic Úc (1kg)

hạt chia tím úc

2. Hạt Chia Úc Black Bag Chia 

nên mua hạt chia úc hay hạt chia mỹ tốt hơn

3. Hạt Chia Úc Organic Chia seeds

nên mua hạt chia úc hay hạt chia mỹ tốt hơn

4. Hạt Chia Organic Nam Mỹ

nên mua hạt chia úc hay hạt chia mỹ tốt hơn

5. Hạt Chia Mỹ Nutiva Chia Nutiva

nên mua hạt chia úc hay hạt chia mỹ tốt hơn

6. Hạt Chia Hữu Cơ Azchia

nên mua hạt chia úc hay hạt chia mỹ tốt hơn

7. Hạt Chia Đen The Chia Co Seed Black

mua hạt chia loại nào tốt nhất

Tổng kết

Với các món ăn kết hợp với cách chế biến hạt chia cho bé ăn dặm và công dụng của hạt chia sẽ giúp bé luôn mạnh khỏe, phát triển toàn diện. Hạt chia không chỉ có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai hay người cao tuổi, đối với các bé đang bước vào độ tuổi ăn dăm, đây cũng được xem là loại vitamin tổng hợp thần kỳ.

Hi vọng với những gợi ý và thông tin hữu ích từ Top Khỏe Đẹp sẽ giúp mẹ và bé có cuộc hành trình “ăn dặm không nước mắt” đầy thú vị.

5/5 - (3 bình chọn)

Thanh Huyền

Mình là Nguyễn Thanh Huyền - tốt nghiệp chuyên ngành Dược cổ truyền của Đại học Dược Hà Nội tháng 6/2018. Mình có niềm đam mê thích viết lách, du lịch, đam mê nấu ăn và thích chia sẻ! Hiện nay mình đang làm Biên tập viên nội dung cho một số website về lĩnh vực sức khỏe, kiến thức y khoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button