10+ tác dụng của quả bơ với bà bầu tốt cho sức khỏe & thai nhi

Khá nhiều mẹ còn nghi ngờ về tác dụng của quả bơ với bà bầu và thai nhi, tại sao quả bơ được xếp vào danh sách thực phẩm tốt nhất cho bà bầu?

Quả bơ được biết đến với nhiều giá trị dinh dưỡng cao đối với sức khỏe con người.

Ngoài ra còn nhiều dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và em bé.

Hãy cùng blog Top Khỏe Đẹp khám phá chi tiết 10 tác dụng của quả bơ đối với bà bầu tốt nhất qua bài viết sau đây.

>> Xem thêm:

A. Top 12 tác dụng của quả bơ đối với bà bầu

tác dụng của trái bơ với mẹ bầu

Theo USDA (Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ) nghiên cứu, trong một quả bơ (100g) có chứa những thành phần dinh dưỡng sau:

Thành phần Giá trị dinh dưỡng
Calo 160
Chất béo 14,7g
Chất béo bão hòa 2,13g
Chất béo không bão hòa đơn 9,8g
Chất béo không bão hòa đa 1,82g
Nước 73%
Chất xơ 6,7g
Đường 0,7g
Protein 2g
Carbohydrate 8,5g
Omega-3 0,11g
Omega-6 1,69g
Folate 81 µg

Trái bơ có chứa tới 73% là nước, 15% chất béo, 8,5% carbohydrate chủ yếu là chất xơ, cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác cơ lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Dưới đây là 10 công dụng của trái bơ với sức khỏe phụ nữ mang thai:

1. Ngăn ngừa dị tật thai nhi

Thiếu hụt axit folic có thể gây khuyết tật ống thần kinh ở bào thai, dẫn đến dị tật bẩm sinh.

Việc cung cấp axit folic rất quan trọng trong suốt thai kỳ, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu.

  • Trái bơ cung cấp Folate dồi dào chiếm tới 20% nhu cầu hàng ngày.

Do vậy, bơ nằm trong top thực phẩm tốt nhất cho phụ nữ mang thai.

Còn chần chờ gì mà không ăn trái bơ để cung cấp dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng trưởng và phát triển.

2. Tăng cường phát triển trí não thai nhi

Quả bơ có tác dụng kích thích sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh
Quả bơ có tác dụng kích thích sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh

Vitamin C, vitamin E và khoáng chất Folate trong trái bơ có tác dụng giữ cho các tế bào thần kinh khỏe mạnh.

Đặc biệt Omega-3 kích thích sự phát triển não bộ và thần kinh của thai nhi.

3. Giảm nguy cơ thiếu máu

Folate trong quả bơ có vai trò quan trọng trong sản xuất các tế bào hồng cầu trong cơ thể.

Thịt quả bơ cũng chứa lượng chất sắt cần thiết, giúp cân bằng lượng sắt trong cơ thể, giảm nguy cơ thiếu máu thường gặp ở mẹ bầu.

4. Hỗ trợ tiêu hóa

Chất xơ vốn là thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe, có tác dụng giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Với hàm lượng chất xơ phong phú trong trái bơ (6,7g), mẹ bầu có thể yên tâm đẩy lùi tình trạng táo bón bằng cách ăn bơ.

>> Xem thêm: Thực đơn giúp thai nhi 3 tháng cuối tăng cân nhanh nhất

5. Kiểm soát nồng độ cholesterol và đường

So với những trái cây khác, quả bơ chứa rất ít đường (0,7g) và carbohydrate thấp (8,5g).

Nhờ có hợp chất oleic acid và lượng lớn chất béo không bão hòa, quả bơ có thể hạ bớt các cholesterol xấu, triglycerides có trong máu, hỗ trợ sự hoạt động của isulin hiệu quả hơn.

Từ đó giảm nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ và bệnh tim mạch.

Chỉ số đường huyết trong trái bơ cũng rất thấp, chỉ ở mức 15.

Ăn bơ trong suốt thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được cholesterol xấukiểm soát đường huyết trong máu.

6. Giảm nguy cơ tiền sản giật

Tiền sản giật là một biến chứng nghiêm trọng do huyết áp tăng cao, rất nguy hiểm cho cả mẹ và con.

  • Quả bơ có chứa 485mg kali đáp ứng 10% nhu cầu hàng ngày.

Hàm lượng kali dồi dào có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ tiền sản giật có thể xảy ra.

7. Giảm các triệu chứng ốm nghén của bà bầu

Ốm nghén là tình trạng phổ biến ở mẹ bầu nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu, do sự thay đổi hormone, gây cảm giác buồn nôn, kém ăn.

Điều này kéo dài cũng khiến người mẹ nhanh chóng suy giảm sức khỏe, tinh thần sa sút gây ảnh hưởng tới thai nhi cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Vì thế nên bà bầu được khuyên nên ăn nhiều bơ để cải thiện tình trạng ốm nghén.

Tình trạng ốm nghén gây khó chịu cho mẹ bầu
Ốm nghén trong thai kỳ gây khó chịu với mẹ bầu

Vitamin B6 dồi dào trong trái bơ có tác dụng làm giảm chứng buồn nôn khi mang thai và chống lại sự mệt mỏi.

Hơn nữa, trái bơ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng khác giúp tăng cường sức đề kháng, xua đi cảm giác mệt mỏi cho bà bầu.

8. Giảm nguy cơ bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng khá phổ biến khi mang thai, là nỗi ám ảnh của mẹ bầu mỗi đêm.

Sự thiếu hụt dinh dưỡng chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Bơ sẽ là thực phẩm lý tưởng giúp bạn cải thiện nguy cơ bị chuột rút.

Trong bơ có chứa kali và canxi là những khoáng chất quan trọng giúp thư giãn cơ bắp, làm giảm các triệu chứng khó chịu do chuột rút gây ra.

9. Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Trái bơ có chứa 15% là chất béo nhưng đa phần là chất béo không bão hòa.

Gần 25% chất xơ hòa tan giúp vi khuẩn có lợi phát triển, cải thiện hệ tiêu hóa, khiến bạn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn.

  • Một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 cho rằng việc ăn bơ ở mức độ vừa phải giúp cải thiện chỉ số BMI và chu vi vòng eo tốt hơn.

Đây là lý do mẹ bầu có thể yên tâm khi sử dụng bơ trong chế độ ăn của mình giúp kiểm soát cơ thể, không tăng cân quá nhiều.

Ăn bơ vừa phải sẽ giúp mẹ bầu duy trì trọng lượng cơ thể
Ăn bơ vừa phải sẽ giúp mẹ bầu duy trì trọng lượng cơ thể

10. Bảo vệ tim mạch

  • Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Lipidology cho thấy, một quả bơ có chứa chất béo lành mạnh không chỉ giúp đẩy lùi các cholesterol xấu, còn thúc đẩy sự phát triển của cholesterol tốt trong máu, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

Hơn nữa trong  trái bơ có chứa Folate giúp làm giảm lượng chất homocysteine – thủ phạm gây ra các bệnh về tim mạch, và chất oleic acid làm giảm xơ vữa động mạch.

Do vậy, bổ sung những dưỡng chất cần thiết này bằng việc ăn bơ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho mẹ, và tăng cường sự phát triển cho trẻ.

11. Hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng

Trong trái bơ có chứa nhiều vitamin A, C, E, B… và những khoáng chất như: canxi, kali, magie, kẽm… rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, trái bơ còn giúp cơ thể bạn hấp thu các chất dinh dưỡng từ những thực phẩm khác nhanh và hiệu quả hơn.

12. Làm đẹp da và tóc cho mẹ bầu

Quả bơ ngoài là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho mẹ còn được sử dụng trong chăm sóc da và đẹp.

  • Vitamin E trong quả bơ giúp bảo vệ làn da khỏi tia cực tím, làm chậm quá trình lão hóa ở da, cho bạn làn da căng bóng, sáng mịn.
  • Vitamin B, C và khoáng chất như đồng trong trái bơ giúp ngăn ngừa tóc gãy rụng, phục hồi hư tổn, giúp tóc óng mượt.

Các mẹ bầu hãy thử liệu pháp làm đẹp từ thiên nhiên này để thấy tác dụng của trái bơ nhé.

Làm sáng da với mặt nạ từ bơ
Làm sáng da với mặt nạ từ bơ

B. Một số món ăn ngon từ trái bơ tốt dành cho mẹ bầu

Cách ăn bơ đúng cách và đơn giản, tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng trong bơ nhất là:

  • Phần giá trị dinh dưỡng nhất của trái bơ là lớp màu xanh nằm ngay dưới vỏ. Mẹ hãy cắt bơ thành từng miếng rồi dùng tay nhẹ nhàng bóc lớp vỏ ra và ăn.
  • Ngoài ăn trực tiếp, mẹ bầu có thể làm sinh tố bơ hay salad bơ để thay đổi hương vị, giúp ngon miệng hơn.

Mình sẽ gợi ý cho các mẹ thêm một số món ngon đơn giản từ trái bơ bổ dưỡng, có thể áp dụng để làm đa dạng thực đơn của mình ngay tại nhà:

+) Sinh tố bơ

Nguyên liệu

  • Bơ chín: 1 quả
  • Sữa đặc: 20ml
  • Sữa tươi: 100ml
  • Đá bào

Cách làm

  • Bổ đôi quả bơ, tách hạt, bóc vỏ. Lấy phần thịt bơ cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố.
  • Cho sữa tươi, sữa đặc cùng đá vào máy xay.
  • Xay nhuyễn hỗn hợp 30 giây – 1 phút là được.
  • Cho ra ly và thưởng thức.

+) Salad bơ

Nguyên liệu

  • Bơ chín: 1 quả
  • Hành tây: 1/4 củ
  • Cà chua: 1 quả
  • Dưa chuột: 1 quả
  • Dầu olive: 1 muỗng canh
  • Nước cốt chanh: 1 muỗng canh
  • Ngò (rau mùi): 25gr
  • Muối, tiêu

Cách làm

  • Các nguyên liệu: dưa chuột, cà chua cắt hạt lựu nhỏ, hành tây thái mỏng, bơ bóc vỏ bỏ hạt cắt miếng vuông vừa ăn. Ngò thái nhỏ.
  • Cho tất cả các nguyên liệu vừa cắt vào tô lớn.
  • Pha nước trộn salad: Hòa 1 muỗng canh dầu olive, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1/4 muỗng cafe muối, 1/4 muỗng cafe tiêu, khuấy đều.
  • Cho nước sốt vào tô đựng salad và trộn đều nguyên liệu rồi thưởng thức.

+) Bơ trứng nướng

Nguyên liệu

  • 1 quả bơ chín
  • 2 quả trứng
  • Tiêu

Cách làm

  • Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C.
  • Cắt dọc quả bơ, bỏ hạt, có thể nạo bớt một ít thịt bơ ở giữa để đựng vừa trứng.
  • Đập trứng vào phần quả bơ vừa bổ, sao cho lòng đỏ ở giữa.
  • Cho bơ trứng vào lò nướng trong khoảng 15 phút.
  • Sau khi nướng xong rắc một ít tiêu và thêm một chút muối để tăng gia vị và thưởng thức.

+) Kem bơ

Nguyên liệu

  • Bơ chín: 2 – 3 trái
  • Nước cốt dừa: 3 muỗng canh
  • Sữa tươi: 150ml
  • Sữa đặc: 1/2 lon
  • Whipping cream: 200ml
  • Đường

Cách làm

  • Bơ tách đôi, bóc vỏ bỏ hạt, cắt thành từng miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố.
  • Cho nước cốt dừa, sữa tươi, sữa đặc vào máy xay, xay nhuyễn cùng bơ.
  • Dùng máy đánh trứng để đánh bông whipping cream với đường.
  • Sau đó cho hỗn hợp bơ đã xay vào tô whipping cream và trộn đều đến khi được hỗn hợp sánh mịn.
  • Cho âu hỗn hợp vào ngăn đông tủ lạnh để khoảng 8 tiếng là dùng được.
Những món ngon từ quả bơ
Những món ăn thơm ngon từ quả bơ dành cho mẹ bầu

C. Một số câu hỏi thường gặp khi ăn bơ đối với mẹ bầu

1. Bà bầu nên ăn bơ vào thời điểm nào của thai kỳ?

Nhiều mẹ còn băn khoăn nên ăn bơ vào tháng thứ mấy của thai kỳ là tốt nhất.

Theo đó, trái bơ có thể ăn ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.

Tuy nhiên, cách ăn bơ đúng là các mẹ đang mang thai nên ăn thường xuyên vào thời điểm sau sẽ rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi:

  • Ba tháng đầu của thai kỳ: Các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho các mẹ bầu nên bổ sung folate trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Do vậy, bổ sung trái bơ mỗi ngày trong giai đoạn này sẽ rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Hơn nữa, giai đoạn này bổ sung bơ sẽ giảm tình trạng ốm nghén của mẹ.
  • Ba tháng cuối thai kỳ: Đây là giai đoạn phát triển não bộ và hoàn thiện các cơ quan nên rất cần cung cấp các dưỡng chất cần thiết. Trong quả bơ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cả mẹ và con.

>> Xem thêm: Giải đáp ăn bơ buổi tối có tốt không? Nên ăn bơ vào lúc nào?

2. Bà bầu ăn nhiều bơ có tốt không?

Thực tế, bà bầu ăn bơ là rất tốt.

Các mẹ nên ăn bơ tốt nhất vào khoảng một tiếng sau khi ăn sáng.

Tuy nhiên, mẹ cũng có thể ăn bơ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày với lượng vừa đủ.

Nưng nếu mẹ bầu muốn:

  • Duy trì cân nặng thì nên ăn bơ vào buổi sáng để hấp thu tối đa dinh dưỡng và không tích tụ chất béo, tốt nhất ăn trước bữa ăn 1 – 2 tiếng.
  • Tăng cân thì có thể ăn sau bữa ăn 1 – 2 tiếng và ăn vào bữa phụ chiều.

Ăn bơ với lượng vừa phải

Tuy nhiên, mẹ bầu nên nhớ không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn 1/2 quả – 1 quả bơ mỗi ngày để cơ thể dung nạp được dinh dưỡng từ trái bơ.

Vì nếu ăn quá nhiều có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý:

  • Nếu mẹ bầu đang bị thừa cân, cần phải kiểm soát cân nặng thì nên sử dụng ít bơ vì lượng calo trong bơ tăng cao.
  • Tránh ăn nhiều bơ gây tổn hại cho gan. Vì trong bơ có chứa nhiều collagen rất tốt cho da nhưng nếu sử dụng bơ quá nhiều khiến collagen không tiêu hóa hết gây tích tụ trong gan.
  • Người có cơ địa dễ mẫn cảm với latex cần thận trọng với trái bơ. Ăn nhiều bơ sẽ gây cảm giác ngứa miệng và sưng lưỡi.

Tổng kết

Trên đây là 12 tác dụng của quả bơ với bà bầu giúp mẹ thêm hiểu rõ hơn về 1 loại thực phẩm bổ dưỡng, cũng như thời điểm ăn và cách ăn bơ đúng cách.

Giai đoạn thai kì là lúc người phụ nữ nhạy cảm nhất và rất cần chú y đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để bồi bổ cho cơ thể người mẹ và tốt cho sự phát triển của trẻ.

Bơ rất giàu dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và cho sự phát triển của thai nhi.

Chính vì vậy, mẹ nên bổ sung bơ này vào thực đơn hàng ngày để tận dụng được tối đa công dụng của quả bơ với bà bầu.

Không chỉ vậy, tác dụng của quả bơ với bà bầu còn có nhiều công dụng sau sinh giúp mẹ bầu nhanh chóng lấy được vóc dáng như mong muốn.

Chúc mẹ và bé luôn luôn khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!

5/5 - (2 bình chọn)

Thanh Huyền

Mình là Nguyễn Thanh Huyền - tốt nghiệp chuyên ngành Dược cổ truyền của Đại học Dược Hà Nội tháng 6/2018. Mình có niềm đam mê thích viết lách, du lịch, đam mê nấu ăn và thích chia sẻ! Hiện nay mình đang làm Biên tập viên nội dung cho một số website về lĩnh vực sức khỏe, kiến thức y khoa.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button