Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối thai nhi tăng cân nhanh nhất

10 thực phẩm mẹ bầu nên ăn giúp bé tăng cân nhanh tháng cuối thai kỳ

Mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh trong tháng cuối của thai kỳ? Đâu là thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ để bé tăng cân nhanh nhất?

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn mà thai nhi có sự chuyển biến vượt bậc, phát triển mạnh nhất thì bà bầu cần bổ sung thực đợn ăn uống khoa học nhất.

thực phẩm mẹ bầu nên ăn giúp thai nhi tăng cân nhanh 3 tháng cuối
10 thực phẩm mẹ bầu nên ăn giúp thai nhi tăng cân nhanh 3 tháng cuối thai kỳ

Dinh dưỡng từ mẹ chính là nguồn động lực không thể thiếu cho sự tăng trưởng cân nặng của bé đạt chuẩn và ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện khỏe mạnh của bé. Đây cũng là thời kỳ mà các bà bầu không còn những cơn ốm nghén và mẹ có thể thoải mái ăn tất cả những gì mình thích.

Vì vậy, phụ nữ khi mang thai trong 3 tháng cuối cần có 1 chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng hợp lý, giúp mẹ có một sức khỏe tốt để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn & chăm sóc bé sau này.

Các mẹ hãy cùng tham khảo các thực phẩm giúp thai nhi tăng cân nhanh 3 tháng cuối thai kỳ dưới đây nhé!

Đây đều là món ăn cực tốt dành cho mẹ bầu, cung cấp nguồn dinh dưỡng tối đa cho thai nhi, hỗ trợ bé hấp thu, giúp thai nhi tăng cân nhanh trong tháng cuối thai kỳ.

A. Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ khoa học nhất

3 tháng cuối thai kỳ (Tam cá nguyệt thứ 3) thường tính từ tuần 28 cho đến tuần 40 của thai kỳ.

Tháng cuối thai nhi tăng cân như thế nào?

  • Thông thường, một người phụ nữ nên tăng 9-12 kg trong suốt 40 tuần của thai kỳ. 3 tháng cuối mẹ nên tăng khoảng 500gr/ tuần, tương đương 3-5kg trong 3 tháng này.
  • Ở tháng thứ 8 thai kỳ, thai nhi có thể tăng đến 0,2kg/ tuần. Vào cuối thai kỳ, bé sẽ nặng khoảng 3-3,5kg.
  • Tháng cuối thai kỳ là lúc trí não bé phát triển nhanh nhất. Lúc này, não của trẻ có thể đạt đến 25% trọng lượng não của người trưởng thành.

Dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò quyết định đối với sự tăng cân của mẹ và bé.

Nghiên cứu cho thấy tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của con từ khi trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành.

>> Xem ngay: [Học online] 5 khóa học Thai Giáo tốt nhất dành cho mẹ bầu – giảm giá hấp dẫn 73%

Dinh dưỡng cho bà bầu trong 2, 3 tháng cuối thai kỳ – nên ăn gì ?

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ để thai nhi tăng cân nhanh ?

Bạn nên tìm hiểu cẩn thận, nhận tư vấn từ bác sĩ sao cho cả mẹ và bé đều tăng cân giai đoạn này (tránh thai nhi bị giảm cân hoặc mang thai tháng cuối mà mẹ không tăng cân).

Dưới đây là thực đơn mẫu cho bà bầu 3 tháng cuối bao gồm những thực phẩm được các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên bổ sung vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Nếu bầu tháng cuối thiếu cân, các mẹ cứ cật lực ăn các món này để “vào con không vào mẹ“, thai nhi tăng cân khỏe mạnh.

1. Rau xanh, củ quả

thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ để thai nhi tăng cân nhanh

Bạn nên bổ sung từ 25 – 35gr chất xơ mỗi ngày để cung cấp đầy đủ chất cho thai nhi trong bụng mẹ, giúp hấp thu các chất dinh dưỡng khác dễ dàng, phòng tránh tiểu đường & táo bón thai kỳ.

Rau xanh, củ quả là không thể nào thiếu trong thực đơn của mẹ bầu vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Rau xanh chứa nhiều chất xơ, axit folic, vitamin A, vitamin C, sắt rất tốt cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi, tốt cho hệ xương mạnh khỏe, tránh còi xương, chậm phát triển.

Các loại rau củ quả tốt cho bà bầu được khuyến khích nên ăn như: cà rốt, súp lơ xanh, rau dền, bắp cải, gấc, các loại ớt, cà chua,…nhất là các loại rau lá xanh đậm.

Ngoài ra, mẹ nên bổ sung các loại đậu vào chế độ ăn vì đậu chứa hàm lượng lớn protein, canxi, sắt, kẽm, axit folic, magie rất tốt cho thai nhi.

2. Trái cây

thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ để thai nhi tăng cân nhanh

Mẹ bầu nên ăn các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin B6, B12, chất xơ, các loại khoáng chất cần thiết,…sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

Các loại hoa quả tốt cho bà bầu, có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nước ép, sinh tố như: cam tươi, bưởi, kiwi, chanh leo, dâu tây, bơ, nước mía, nước dừa, nước ép rau xanh (rau bina, rau má,…), đu đủ, táo, hồng xiêm, chuối, nho,…

Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn hoa quả ít ngọt, không nên ăn hoa quả ngọt quá nhiều sẽ khiến mẹ nhanh tăng cân, tiềm ẩn bệnh tật như tiểu đường, phù nề, huyết áp cao

Đặc biệt là một số loại trái cây sau, mẹ bầu nên bổ sung nhiều hơn vào 3 tháng cuối thai kỳ:

  • Cam tươi

Cam, chanh, bưởi, quýt là loại trái cây dồi dào nguồn vitamin C, canxi, axit folic, giúp mẹ tăng cường miễn dịch cho thai kỳ khỏe mạnh, giúp cho thai nhi phát triển trí não và thể chất vượt trội. Ngay từ mang thai, mẹ nên bổ sung uống nước cam hàng ngày để chống lại các bệnh cảm cúm, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn trong thai kỳ.

Bơ là loại trái cây thần thánh trong thai kỳ của phụ nữ, cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ, cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi phát triển.

1 quả bơ có chứa đến 40 gam protein, chất béo trong quả bơ là chất béo không no có lợi cho việc hấp thụ đồng thời chuyển hóa năng lượng đốt cháy mỡ thừa.

Vào tháng cuối mang thai, mẹ muốn thai nhi tăng cân nhanh thì nên ăn từ 2 – 3 quả bơ mỗi tuần giúp cải thiện cân nặng của con nhanh chóng.

Mẹ có thể chế biến bơ thành nhiều món như sinh tố bơ, bơ dằm, bơ xay, bơ trộn salad…

  • Đu đủ chín

Đu đủ chín là siêu thực phẩm cực kỳ tốt cho mẹ bầu do rất giàu vitamin A, beta carotene, canxi, sắt, kẽm, axit folic, kali…

Không chỉ giúp mẹ tăng cường miễn dịch khỏe mạnh suốt thai kỳ, giúp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim cho mẹ bầu.

Đu đủ còn giúp tăng cường vitamin A, cho thai nhi đôi mắt sáng, đôi môi mọng đỏ, làn da trắng hồng,

Lưu ý: không nên ăn đu đủ xanh, bởi nhựa chứa chất Pepsin gây ra những cơn co thắt, khiến thai phụ dễ sinh non.

>> Tham khảo: Tác dụng của đi bộ buổi tối 30 phút mỗi ngày

3. Thịt

Mẹ bầu nên ăn thịt (mỗi ngày ít nhất 200gr) để bổ sung chất đạm, protein cho cơ thể, giúp thai nhi hấp thụ dễ dàng và tăng cân nhanh, giúp cho bé phát triển cơ bắp và não bộ.

Ngoài ra, thịt chứa hàm lượng sắt và kẽm cao, giúp ngăn ngừa nguy cơ đẻ non, tăng cường khả năng sản xuất enzyme và insulin.

Phụ nữ mang thai chú ý không nên ăn các loại thịt tái, sống.

Các loại thịt được khuyến khích ăn gồm: thịt bò nạc, thịt heo nạc, thịt gia cầm ít béo, thịt vịt,…

  • Thịt bò

Thịt bò chứa một lượng lớn chất sắt, protein, B6, B12, cholin…giúp thai nhi khỏe mạnh lớn nhanh, tăng cơ bắp và cân nặng, mẹ bầu thì hồng hào bổ máu, không lo băng huyết, hậu sản sau khi sinh.

Muốn đủ sắt và con tăng cân đều, mẹ bầu nên ăn thịt bò 2-3 bữa/ tuần.

  • Thịt vịt

Trong thịt vịt chứa rất nhiều dưỡng chất, hàm lượng chất sắt, phốt pho, canxi vô cùng phong phú cùng hàm lượng vitamin A, D, E… dồi dào, thịt vịt là thực phẩm cực tốt cho mẹ bầu, nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ.

4. Cá, tôm, ốc

Các loại cá, tôm, ốc, hải sản là nguồn thực phẩm lành mạnh chứa canxi, chất béo Omega 3 (DHA) cực kỳ dồi dào.

Điều này giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai, giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh, tốt cho hệ xương, tốt cho trí não của bé.

  • Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340gr hải sản mỗi tuần.

Các loại hải sản tốt nhất cực bổ cho bà bầu gồm có: cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá chép, cá trôi, cá rô phi, ngao, cua, ghẹ, trai, ốc, hến, tôm,…hoặc các loại dầu cá. (hạn chế ăn đồ đóng hộp)

Cá hồi rất giàu axit béo omega 3 tốt cho não của em bé. Cá hồi còn chứa một lượng docosahexaenoic axit (DHA) – axit béo này kích thích sự hình thành và phát triển hệ thần kinh của em bé.

5. Trứng gà

Trứng gà chứa nhiều axit amin cần thiết cho mẹ và thai nhi, đặc biệt lòng đỏ trứng gà giúp phát triển cơ bắp và trí não cho trẻ.

Các loại trứng có giá trị dinh dưỡng cao như: trứng gà, trứng chim cút, trứng ngỗng…

Tuy nhiên, các mẹ không nên ăn quá nhiều trứng (không quá 5 quả/tuần).

  • Trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng, giúp thai nhi tăng cân tốt, mẹ bầu nên ăn 3 – 4 quả trứng vịt lộn mỗi tuần.

Một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol…và nhiều vitamin A, B, C, sắt…

Lưu ý: trứng vịt lộn có hàm lượng đạm khá cao nên không thích hợp ăn buổi tối có thể gây khó tiêu, đầy hơi. Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các bệnh tim mạch, hạn chế ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu.

>> Xem thêm: 20 quyển sách nuôi dạy con trẻ thông minh hay nhất cha mẹ nên đọc

6. Sữa ít béo, không đường

Sữa là một thức uống giàu dinh dưỡng, giàu protein, canxi, vitamin D và carbohydrate, có lợi trong việc tăng cân, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và chiều cao của em bé.

Mẹ bầu nên uống 2-3 cốc sữa tươi không đường hoặc sữa dành cho bà bầu giàu canxi như: sữa tách béo, sữa đậu nành, sữa chua…,bổ sung thêm phô mai, tránh uống sữa ngọt, nhiều đường.

  • Mẹ bầu nên uống sữa gì để thai nhi tăng cân nhanh ? => xem ngay các loại sữa cho bà bầu tốt nhất hiện nay

7. Tinh bột, bột ngũ cốc

Mẹ bầu nên ăn đủ lượng tinh bột cần thiết mỗi ngày, tránh ăn quá nhiều, gây tiêu thụ quá nhiều chất bột đường không tốt.

Mỗi ngày mẹ chỉ cần ăn 2-3 bát cơm, ngoài ra có thể bổ sung bánh mì, khoai lang, bột yến mạch, gạo lức hoặc các loại ngũ cốc thô,…có nhiều dưỡng chất và có lợi hơn cho việc duy trì cân nặng.

  • Gạo lức là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, bổ sung thêm nhiều vitamin, hàm lượng chất xơ cao và khoáng chất quan trọng. Bà bầu có thể thay thế một phần tinh bột bằng gạo lức.
  • Bột yến mạch chứa nhiều chất xơ, canxi, protein, các nhóm Vitamin B giúp giảm nguy cơ tiểu đường trong thai kỳ, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

8. Các loại hạt

Mẹ bầu nên ăn các loại hạt, quả khô như: óc chó, hạt điều, hạnh nhân, hướng dương, hạt dẻ, hạt bí đỏ, hạt bí ngô,…bởi chúng rất giàu chất béo, chất xơ, canxi, magie, sắt và chất đạm.

Đây là các món ăn vặt dễ ăn mà mẹ bầu có thể nhâm nhi.

9. Nước

Uống đủ nước từ 2,5 lít nước/ ngày theo nhiều đợt uống để giúp cho mẹ bầu có đủ lượng nước ối cần thiết, giảm nguy cơ táo bón, bệnh trĩ cũng như chứng phù nề khi mang thai, tránh nhiễm trùng đường tiết niệu.

10. Vitamin, vi khoáng chất

Các khoáng chất, vitamin không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thai kỳ.

Chắc chắn thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối cần được bổ sung đầy đủ hàng ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi gồm có:

  • Canxi
  • Acid folic
  • Vitamin A
  • Vitamin D
  • Vitamin B1
  • Sắt
  • DHA

Trong đó, sắt và canxi là 2 loại khoáng chất quan trọng giúp bé yêu phát triển cả về chiều cao lẫn cân nặng.

Các mẹ có thể bổ sung các viên uống để đảm bảo đủ lượng vi chất cần thiết.

[su_box title=”MẸ BẦU NÊN ĐỌC – CẨM NANG CHO PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHĂM SÓC EM BÉ” box_color=”#0C9447″]

Thai giáo là hành trình cần sự đồng hành của cả bố, mẹ và các thành viên khác trong gia đình.

Chúng ta cần chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ khi mang thai thật tốt, bởi nó ảnh hưởng đến sự trưởng thành toàn diện của thai nhi.thực phẩm giúp thai nhi tăng cân 3 tháng cuối thai kỳ

[su_button url=”https://topkhoedep.com/sach-thai-giao-cho-me-bau.html” target=”blank” background=”#ff5722″ size=”6″ center=”yes” icon=”icon: hand-o-right” rel=”nofollow” title=”sách dành cho mẹ bầu”]XEM NGAY LIST SÁCH[/su_button]


Sau khi sinh, người phụ nữ càng phải chú ý “điều chỉnh” lại cơ thể của mình, bởi lúc này nó như một căn nhà cần được sắp xếp lại sau một cuộc tổng vệ sinh. Nếu sức khoẻ được chăm sóc tốt, sau này người phụ nữ sẽ luôn khoẻ mạnh và ít bệnh.

Hãy cùng tham khảo list các cuốn sách hay nhất dành cho mẹ bầu nên đọc trong suốt quá trình thai giáo và chăm sóc em bé sau này!

[/su_box]

B. Lời khuyên ăn uống dành cho mẹ bầu tháng cuối thai kỳ

Mẹ bầu nên lưu ý những món không nên ăn vào 3 tháng cuối vì có thể khiến mẹ bị bệnh, gây hại thai nhi, gồm có:

  • Thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, chất béo.
  • Thức ăn quá mặn để giảm áp lực cho thận, hạn chế tình trạng phù chân tháng cuối.
  • Dưa cải muối chua, thức ăn lên men.
  • Salad, sushi, bít tết.
  • Thức ăn chưa chín kỹ, không đảm bảo vệ sinh hay thực phẩm đóng hộp dễ có chất bảo quản.
  • Tránh uống nước đá vì kém vệ sinh, dễ bị viêm họng, có khả năng gây co thắt huyết mạch.
  • Không ăn các món quá ngọt vì sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và hiện tượng phù thủng và cao huyết áp.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần ghi nhớ các nguyên tắc dinh dưỡng và lối sống lành mạnh sau đây:

  • Tuyệt đối không được tự ý giảm cân hay giảm khẩu phần ăn vào giai đoạn này. Đây là giai đoạn bé cần được cung cấp đủ năng lượng để phát triển.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, không bỏ bữa trong ngày với khoảng cách 4 tiếng/ bữa ăn & ăn đa dạng thực phẩm.
  • Thăm khám thường xuyên, tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn phù hợp, tránh tăng cân quá nhiều hoặc tránh để thai nhi thiếu cân, thiếu chất, suy dinh dưỡng.
  • Cần thận trọng với tình trạng tiểu đường thai kỳ. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, tay chân mẹ có thể sưng húp do tăng lượng máu lưu thông. Nếu thấy cơ thể sưng húp nhiều, tăng cân từ 2kg mỗi tuần thì bà bầu cần gặp bác sĩ ngay.
  • Ăn đủ chất, tăng cường khoáng chất, vitamin, sắt & canxi, bổ sung dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Chăm chút cho giấc ngủ, đảm bảo ngủ sâu, ngủ đủ.
  • Tránh lao động nặng, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, không stress.
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng.

Lời kết

Trên đây là gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn giúp thai nhi tăng cân nhanh.

Cơ bản, chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ không khác nhiều lắm so với chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong suốt cả thai kỳ.

Tuy nhiên, giai đoạn 3 tháng cuối là rất quan trọng vì này lúc bé phát triển mạnh nhất cả về cân nặng và chiều cao, đòi hỏi nguồn năng lượng, dinh dưỡng dồi dào nhất, vì thế nên bà bầu nên chú ý bổ sung thực phẩm hợp lý nhất.

Điều này giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não, giúp bé tăng cân nhanh, đạt chuẩn đủ cân, khỏe mạnh. Ngoài ra, lúc này cũng là lúc cơ thể của mẹ tăng cân rất nhanh sẽ khiến cho mẹ rất mệt mỏi.

Ngoài thực đơn được chia sẻ tới các mẹ bầu, bài viết tới blog Top Khỏe Đẹp sẽ chia sẻ thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối.

Chúc các mẹ mạnh khỏe, sớm sinh được bé yêu khỏe mạnh !


Tìm kiếm trên Google bằng cách gõ từ khóa:

  • bí quyết tăng cân thai nhi tháng cuối
  • thực phẩm giúp thai nhi tăng cân nhanh 3 tháng cuối
  • ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh webtretho
  • ăn gì để thai nhi tăng cân 3 tháng cuối
  • tháng cuối thai nhi tăng cân như thế nào
  • thực đơn tăng cân cho thai nhi
  • làm sao để thai tăng cân nhanh tháng cuối
  • bà bầu nên ăn gì để thai to
  • sữa bầu nào giúp thai nhi tăng cân tốt
  • thai nhi tăng cân quá nhanh
  • cách giúp thai nhi tăng cân
  • tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để bé tăng cân
  • 3 tháng cuối thai kỳ không nên ăn gì
4.8/5 - (20 bình chọn)

Thanh Huyền

Mình là Nguyễn Thanh Huyền - tốt nghiệp chuyên ngành Dược cổ truyền của Đại học Dược Hà Nội tháng 6/2018. Mình có niềm đam mê thích viết lách, du lịch, đam mê nấu ăn và thích chia sẻ! Hiện nay mình đang làm Biên tập viên nội dung cho một số website về lĩnh vực sức khỏe, kiến thức y khoa.

Bài viết liên quan

Back to top button