(Giải đáp) Uống tam thất có nóng không? Ai không nên uống?

Tam thất là loại dược liệu quý có tác dụng bồi bổ cơ thể, điều hòa khí huyết, lưu thông máu… được nhiều người tin tưởng sử dụng. Nhưng bên cạnh đó nhiều người còn thắc mắc uống tam thất có nóng không? ai có thể uống được tam thất?

Hiểu được nỗi băn khoăn đó, blog Top Khỏe Đẹp sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về loại dược liệu quý này và cách ăn tam thất đúng cách tốt cho sức khỏe.

A. Uống tam thất có nóng không?

Theo Đông Y, tam thất có vị đắng, ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ huyết, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau,…

Với người có cơ địa bình thường thì uống tam thất không lo bị nóng mà còn có thể sử dụng theo từng mục đích điều trị bệnh khác nhau.

Củ tam thất
Củ tam thất có vị đắng, tính ôn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe

Tuy nhiên, vì tam thất có tính ôn nên người có cơ địa quá nóng hay quá lạnh nên hạn chế sử dụng với liều lượng của bác sĩ khuyên để tránh bị kích ứng gây nổi mụn, mẩn đỏ.

Uống nụ hoa tam thất có nóng không?

  • Các bộ phận của cây tam thất như củ, hoa, nụ hoa đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong Đông Y. Nên nhiều người thường sử dụng nụ tam thất để pha nước uống hàng ngày.
  • Khác với củ tam thất, nụ hoa tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, an thần, giảm căng thẳng, giúp ngủ ngon. Tuy rằng uống nụ hoa tam thất không bị nóng nhưng không nên uống tối đa 2 lượt nụ hoa mỗi ngày. Mỗi lượt nụ hoa có thể pha với nhiều lần nước uống cho đến khi loãng, hết đắng.
Trà nụ hoa tam thất
Nụ hoa tam thất sấy khô thường được sử dụng để pha trà

Như vậy uống tam thất có nóng hay không còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi ngườikhông nên uống tam thất quá nhiều, liên tục để tránh gây kích ứng, mẩn đỏ.

>> Xem thêm: Tinh bột nghệ là gì? Phân biệt tinh bột nghệ và bột nghệ

B. Đối tượng nào không nên uống tam thất?

Tam thất rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng uống được. Có người có cơ địa nóng quá hay lạnh quá cũng không nên dùng hoặc dùng rất hạn chế.

Để phân biệt được người thuộc thể nóng hay thể lạnh thì cần phải bắt mạch, nhưng bạn có thể dễ dàng phân biệt dựa vào dấu hiệu sau:

  • Người thuộc thể nóng thường xuyên bị táo bón, nóng ruột gan.
  • Người thuộc thể lạnh thì hay bị lạnh bụng, đi tiêu phân lỏng mỗi khi ăn đồ lạnh.

Ngoài ra, một số đối tượng sau không nên uống tam thất, nếu không sẽ gặp những tác dụng phụ không mong muốn:

  • Phụ nữ có thai đặc biệt trong 3 tháng thai kỳ không nên uống tam thất vì có thể sẽ gây sẩy thai.
  • Người bị tiêu chảy đang bị mất nước, thành ruột và mao mạch bị tổn nước. Nếu uống tam thất có thể gây xuất huyết.
  • Người đang bị chảy máu sử dụng tam thất sẽ làm vết thương mau lành. Vì tam thất có tác dụng tiêu huyết sẽ làm cho tình trạng chảy máu nặng hơn.
  • Người bị huyết áp thấp uống tam thất sẽ làm huyết áp giảm mạnh gây nguy hiểm.
  • Trẻ em uống tam thất sẽ làm gan, thận hoạt động nhiều hơn, gây quá tải không tốt cho sức khỏe.

C. Cách uống tam thất đúng không lo bị nóng

Dùng tam thất với liều lượng nhất định đem lại hiệu tốt nhất
Dùng tam thất với liều lượng nhất định đem lại hiệu tốt nhất

Để phát huy công dụng của tam thất, các chuyên gia đã đưa ra một số lưu ý khi dùng tam thất không gây nóng.

  • Nên sử dụng tam thất 10 – 20g mỗi ngày. Đối với các bài thuốc từ tam thất cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
  • Không nên sử dụng tam thất thường xuyên dài ngày tránh tác dụng phụ không mong muốn. Nếu có bất thường phải ngưng sử dụng và đi khám ngay.
  • Tam thất có vị đắng nên rất khó dùng. Vì vậy người mới dùng tam thất nên sử dụng với liều lượng ít, rồi tăng dần để cho cơ thể dễ đáp ứng.
  • Khi sử dụng tam thất nên hạn chế ăn đồ cay nóng, và nên ăn nhiều rau xanh.
  • Không nên kết hợp với nguyên liệu nóng: Uống tam thất không gây nóng nhưng nếu kết hợp với những nguyên liệu có tính nóng như rượu sẽ không tốt cho sức khỏe, gây ra các bệnh về gan.
  • Uống nụ hoa tam thất có thể sử dụng làm nước uống hàng ngày giúp giải nhiệt nhưng chỉ nên dùng 2 – 4 g nụ hoa mỗi ngày.

D. Giải đáp một số thắc mắc về uống tam thất

1. Sử dụng tam thất theo dạng nào là tốt nhất?

Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau trong điều trị mà bạn có thể sử dụng tam thất theo các dạng khác nhau.

  • Bột tam thất trộn mật ong: Củ tam thất sống được nghiền mịn thành bột, trộn với mật ong thành dạng sệt và viên thành từng viên nhỏ uống trực tiếp. Dạng này có tác dụng giảm cân hiệu quả, cầm máu, giảm đau, ổn định huyết áp.
  • Tam thất cắt lát mỏng, đem phơi khô rồi ngậm, nhai hoặc pha với nước uống.
  • Tam thất cắt lát có thể đem pha trà với mật ong giúp tinh thần sảng khoái, giảm cân hiệu quả. Hoặc pha trà nụ hoa tam thất, kết hợp với các loại khác như mật ong, hay hoa cúc sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Ngoài ra tam thất được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn bồi bổ sức khỏe như: gà ác hầm tam thuốc bắc, tim hầm tam thất,…

2. Uống bột tam thất cùng mật ong có nóng không?

Uống tam thất mật ong với lượng vừa phải sẽ không bị nóng
Uống tam thất mật ong với lượng vừa phải sẽ không bị nóng

Mật ong không có tính nóng, còn tam thất có tính ôn nên sự kết hợp tam thất mật ong sẽ không bị nóng.

Tuy nhiên đối với người có cơ địa nóng nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài có thể gây mụn nhọt, ngứa ngáy.

Uống tam thất mật ong có nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể bị suy nhược, cải thiện các bệnh về tiêu hóa, làm đẹp. Nếu uống vào buổi sáng sớm sẽ giúp tinh thần làm việc hưng phấn, tràn ngập năng lượng.

>> Xem thêm: 10 cách đắp mặt nạ vitamin E giúp da trắng sáng hiệu quả

3. Phụ nữ sau sinh có dùng được tam thất không?

Tam thất không tốt đối với phụ nữ mang thai nhưng lại rất hữu hiệu sau khi sinh.

Bởi vì tam thất có tác dụng tiêu huyết, tiêu sưng, lưu thông tuần hoàn máu, giúp điều trị các bệnh rong kinh sau sinh, nhức đầu hoa mắt.

Cơ thể phụ nữ sau sinh thường rất yếu nên sử dụng tam thất chế biến món ăn bồi bổ cho cơ thể, giúp sản dịch được đẩy hết ra ngoài.

Tổng kết

Tam thất đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vừa có tác dụng trong điều trị bệnh, vừa có công dụng làm đẹp. Tuy nhiên không vì thế mà lạm dụng sử dụng tam thất quá nhiều có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.

Uống tam thất có nóng không còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người và cách sử dụng tam thất. Hi vọng với những chia sẻ trên giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng tam thất hợp lý đem lại sức khỏe dồi dào.

5/5 - (6 bình chọn)

Thanh Huyền

Mình là Nguyễn Thanh Huyền - tốt nghiệp chuyên ngành Dược cổ truyền của Đại học Dược Hà Nội tháng 6/2018. Mình có niềm đam mê thích viết lách, du lịch, đam mê nấu ăn và thích chia sẻ! Hiện nay mình đang làm Biên tập viên nội dung cho một số website về lĩnh vực sức khỏe, kiến thức y khoa.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button