Cây mật gấu ngâm rượu uống: Công dụng & Cách dùng đúng cách

Cây mật gấu chữa trị bệnh gì ? Các bài thuốc dân gian từ cây mật gấu

Bạn có biết? Cây mật gấu là 1 loài cây thảo dược quý đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay tại Việt Nam.

Tuy nhiên rất nhiều người thắc mắc:

Công dụng của cây mật gấu là gì? Mật gấu ngâm rượu uống có tác dụng gì, chữa được bệnh gì?

Bài viết dưới đây blog Top Khỏe Đẹp sẽ giúp bạn hiểu thêm các thông tin về cây mật gấu, giải đáp thắc mắc về cách sử dụng cây mật gấu ngâm rượu để có thể phát huy tối đa lợi ích của loài cây này với sức khỏe con người.

A. Cây mật gấu là cây gì?

Cây mật gấu hay các tên gọi khác: hoàng liên ô rô, mã rồ, mã hổ, hoàng chấp thảo, cỏ mật gấu, khê hoàng thảo… là một loài thảo mộc mọc hoang, được tìm thấy phổ biến ở vùng phía Nam của Trung Quốc.

Cây mật gấu cũng là đặc sản của các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Sơn La, Hòa Bình, Sa Pa…

cách ngâm rượu cây mật gấu uống
Hình ảnh cây mật gấu Bắc

Tên gọi cây mật gấu có thể do 2 lý do:

  • Khi sắc nước uống, nước sắc cây mật gấu có màu vàng óng, vị rất đắng giống vị của mật gấu.
  • Tác dụng của cây giống với tác dụng của mật gấu (mật lấy từ con gấu) là điều trị đau nhức xương khớp, tăng cường sức khỏe.

Đặc điểm ngoại hình của cây mật gấu:

  • Gỗ của thân và rễ có màu vàng nhạt, vị rất đắng.
  • Lá cây có vị đắng (khi nhai có cảm giác đắng nhưng sau đó lại có vị ngọt).
  • Bụi cây lớn có thể cao tới 8m. Lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, dài 20 – 40 cm, đầu lá nhọn như gai, mép có răng nhọn.
  • Quả thịt, hình cầu hoặc trái xoan, đường kính khoảng 1cm, đầu quả có núm nhọn, chín có màu xanh nâu, chứa 3 – 5 hạt.
  • Hoa có màu vàng nhạt. Mùa hoa từ tháng 2 – 4, ra quả vào tháng 5 – 6.

Tất cả các bộ phận của cây mật gấu như: thân, rễ, quả đều có thể sử dụng để làm thuốc.

Cây mật gấu được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước Châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbawe), Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

[su_note]Phân biệt sự khác nhau giữa cây mật gấu miền Bắc với cây mật gấu miền Nam.

Cây mật gấu chia làm 2 loại là:

  • Cây mật gấu Bắc: hay gọi là cây hoàng liên ô rô.
  • Cây mật gấu Nam: hay gọi là cây lá đắng, cây kim thất tái.
cây mật gấu ngâm rượu có tác dụng gì
Hình ảnh cây mật gấu Nam hay cây lá đắng

Mật gấu Nam có đặc điểm mọc bụi cao 2 – 5m, lá đơn mọc cách, phiến lá hình trái xoan.

Nhắc tới cây mật gấu, người ta thường nghĩ tới cây mật gấu bắc. Loại mật gấu bắc cũng quý và tốt hơn hẳn.

2 loại cây này khác nhau về đặc điểm, công dụng cũng như cách dùng. Người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng để đảm bảo đúng loại cây mà mình cần.[/su_note]

B. Công dụng của cây mật gấu chữa bệnh gì?

Cây mật gấu được Đông Y và Tây Y nghiên cứu chứng minh là một vị thuốc quý tự nhiên, có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ sức khỏe con người.

Công dụng của cây mật gấu Bắc nhiều hơn so với cây lá đắng (mật gấu Nam), nhưng hầu hết vẫn chưa được khám phá hết.

cây mật gấu là cây gì
Hình ảnh thân cây mật gấu Bắc

Các hợp chất trong cây mật gấu có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính sau:

  • Ngăn chặn ung thư, ung thử cổ tử cung, ung thư vú…
  • Rối loạn mỡ máu, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch
  • Các bệnh đường tiêu hóa như: đau dạ dày, rối loạn tiêu hoá, chán ăn, viêm ruột, viêm đại tràng, tiêu chảy…
  • Đau nhức xương khớp, tê thấp, đau lưng.
  • Bệnh Gout.
  • Các bệnh gan như viêm gan B, C, vàng da, men gan cao,…làm mát gan, thải độc gan.
  • Chống oxy hóa tế bào, và lão hóa.
  • Giảm cân, giảm mỡ thừa, ngăn chặn mỡ máu.
  • Hạ sốt, sốt rét, giảm căng thẳng, mệt mỏi
  • Bệnh về thân như sỏi thận, thận yếu. Phòng và điều trị sỏi mật
  • Chữa đau sưng mắt đỏ,
  • Ho lao, mất ngủ, chóng mặt, ù tai, lưng gối yếu mỏi, khạc ra máu, ho lao, chữa sốt cơn.
  • Giảm cân, trị mụn, viêm da dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt, trứng cá, lở loét, lợi tiểu.
  • Chữa động kinh, suy nhược, ngất ỉu, tâm thần bị kích động.
  • Các vết thương bị sưng tím hay bầm đập, các vết thương mổ, các bộ phận đau sức chỉ cần bôi rượu mật gấu là khỏi.
  • Tăng cường sức khỏe, điều trị suy kiệt cơ thể, chán ăn, nâng cao tình dục cho cả nam và nữ.
  • Lá mật gấu uống với bia giúp đẩy lùi thoái hóa đôt sống cổ.

C. Cách sử dụng cây mật gấu để chữa bệnh hiệu quả

Cây mật gấu hiện nay được dùng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày ở cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại.

Tuy nhiên, với loại mật gấu miền Nam thì chủ yếu sử dụng lá mật gấu, còn mật gấu Bắc có thể dùng thân, củ và rễ cây là chủ yếu.

Bạn có thể sử dụng mật gấu theo 2 cách dân gian tại nhà sau giúp điều trị bệnh tốt nhất:

1. Sắc cây mật gấu lấy nước uống

+) Lá mật gấu:

  • Dùng 20gr lá mật gấu khô, rửa sạch, hãm với 1 lít nước đun sôi và uống hàng ngày.

+) Thân cây mật gấu:

  • Lấy 15 – 20gr thân mật gấu hoặc tầm 30gr vỏ cây mật gấu, cắt lát nhỏ, cho vào nồi đun sôi với 800ml-1l nước trong vòng 15 phút.
  • Dùng như thức uống hàng ngày rất tốt cho gan, giải độc rượu mà không có tác dụng phụ.
cây mật gấu có tác dụng gì
Sắc nước cây mật gấu uống

Uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không?

Bạn chỉ nên sử dụng nước sắc mật gấu khoảng 2 tuần rồi ngưng dùng trong vòng 2 – 4 tuần, sau đó mới dùng tiếp.

Hoặc bạn cũng có thể dùng rễ mật gấu sắc uống cũng rất tốt cho sức khỏe.

2. Cách ngâm rượu cây mật gấu uống tại nhà

Cách ngâm rượu cây mật gấu khá đơn giản nhưng nếu bạn không thực hiện đúng thì sẽ không có tác dụng như mong muốn.

Trong mỗi gia đình vùng cao phía Bắc nước ta hầu như đều có ngâm 1 bình rượu cây mật gấu rừng để làm thuốc và thiết đãi khách quý.

Để có bình ngâm rượu cây mật gấu hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng cây mật gấu Bắc ngâm sẽ ngon hơn.

Cách ngâm rượu cây mật gấu đúng nhất, bạn làm như sau:

  • Chọn mua rễ, thân cây tươi càng tốt. Hoặc bạn có thể mua sẵn cây mật gấu thái lát sấy khô bán sẵn.
  • Đem thân, rễ mật gấu rửa sạch, sau đó cạo lớp vỏ cây bên ngoài. Thái lát mỏng hoặc chẻ thành miếng nhỏ và đem phơi khô. Nên chẻ ngắn, nhỏ càng tốt rượu sẽ nhanh thấm hơn.
  • Cho rễ cây, thân mật gấu vào trong bình rượu thủy tinh hoặc chum sành với tỷ lệ 1:10, cứ 10 lít rượu trắng 40 – 45 độ ngâm với 1kg cây mật gấu sao cho ngập rượu.
  • Đậy kín bình, đặt nơi khô ráo thoáng mát. Ngâm rượu từ 15 ngày – 1 tháng là có thể sử dụng được. Theo kinh nghiệm, rượu mật gấu ngon phải ngâm tối thiểu 3 tháng. Ngâm càng lâu thì dược chất trong rượu càng nhiều.
  • Rượu mật gấu sau khi ngâm có màu vàng, rất đắng, tùy theo tỷ lệ rễ cây và rượu trắng mà có màu vàng đậm hay vàng nhạt.
cây mật gấu ngâm rượu uống có tốt không
Thân cây mật gấu thái lát mỏng, ngắn để ngâm rượu
cây mật gấu ngâm rượu uống có tác dụng gì
Bình ngâm rượu cây mật gấu

Rượu cây mật gấu rất tốt cho sức khỏe, tuy vậy bạn chỉ nên uống từ 1 – 2 chén nhỏ mỗi lần. Một ngày không nên uống quá 6 chén.

Nếu thấy rượu đắng quá, bạn có thể pha thêm rượu cùng loại vào ngâm để giảm vị đắng đi.

Bạn lưu ý:

  • Không ngâm kèm cây mật gấu với bất cứ đồ ngâm rượu nào khác nếu không có sự chỉ định của thầy thuốc.
  • Dù rượu ngâm rất tốt cho hệ xương khớp và hệ tiêu hóa, bạn không nên sử dụng quá nhiều.
  • Nên mua rễ, thân cây mật gấu tươi. Không nên mua thân, rễ cây đã được thái lát, phơi khô vì sẽ khó phân biệt thật giả, có thể bị trộn các loại gỗ khác.
  • Nên mua tại các cơ sở cung cấp cây mật gấu uy tín, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn.
  • Nên mua rượu trắng tại các địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng.

D. Cây mật gấu ngâm rượu uống có tác dụng gì ?

Cách ngâm rượu cây mật gấu uống có thể phát huy tối đa các hiệu quả trong điều trị bệnh.

Rượu mật gấu có các công dụng rất tốt sau:

  • Điều trị rối loạn tiêu hoá, bệnh liên quan tới đường ruột, phong tê thấp
  • Các bệnh xương khớp, đau nhức xương khớp, bệnh Gout
  • Viêm da dị ứng, lở ngứa, vết bầm tím
  • Các bệnh về gan: men gan cao, xơ gan, viêm gan gây vàng da
  • Các bệnh về sỏi thận, sỏi mật.
  • Ngăn ngừa điều trị ung thư
  • Chữa động kinh, tâm thần bị kích động hay phục hồi cơ thể khi ngất xỉu và bị suy nhược quá mức.
  • Hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống
  • Chống lão hóa
  • Tăng cường thể lực, chống suy kiệt cơ thể

Lời kết

Trên đây là thông tin về cây mật gấu và cách ngâm rượu cây mật gấu cũng như các tác dụng của nó.

Mặc dù rất tốt, nhưng bạn nên lưu ý tránh gặp tác dụng phụ, có hại cho sức khỏe:

  • Cây mật gấu có chứa kháng sinh nên bạn cần uống theo liều lượng, không được lạm dụng, kéo dài. Thời gian đầu khá khó uống vì vị đắng của mật gấu, nhưng sau uống quen nếu bạn không kiềm chế sẽ gây hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, bạn nên theo dõi chặt chẽ các biểu hiện bất thường của cơ thể.

Mật gấu là cây thuốc rất tốt cho gan, xương khớp, hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, với cây mật gấu Bắc thì y học cổ truyển không đề cập tới tác dụng liên quan tới bệnh tiểu đường.

Hiện nay, với bệnh tiểu đường bạn có thể tìm hiểu cây thuốc Dây thìa canhcây mật gấu Nam là các vị thuốc nam hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết tốt nhất hiện nay.

Đừng quên chia sẻ và theo dõi các bài viết trong chuyên mục Sống khỏe tại blog Top Khỏe Đẹp bạn nhé!

Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!


[su_note]

Bạn cần chú ý phân biệt cây mật gấu khác với cây mật nhân nhé!

Cây mật nhân còn được gọi là cây bá bệnh, là loài cây phổ biến ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Đặc điểm ngoại hình của cây mật nhân là: cây cao từ 13-15m, lá có lông, không cuống, dạng kép.

Cây mật nhân có công dụng rất tốt hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu hóa, xương khớp, đặc biệt là trị viêm gan B.

[/su_note]

*Các bài viết tại blog Top Khỏe Đẹp có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Những thông tin được cung cấp trong bài không thể thay thế cho lời khuyên của thầy thuốc. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi quyết định dùng thuốc.

4.8/5 - (38 bình chọn)

Thanh Huyền

Mình là Nguyễn Thanh Huyền - tốt nghiệp chuyên ngành Dược cổ truyền của Đại học Dược Hà Nội tháng 6/2018. Mình có niềm đam mê thích viết lách, du lịch, đam mê nấu ăn và thích chia sẻ! Hiện nay mình đang làm Biên tập viên nội dung cho một số website về lĩnh vực sức khỏe, kiến thức y khoa.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button