Dây thìa canh có tác dụng gì? Chữa tiểu đường có tốt không?

Tác dụng thần kỳ trong điều trị bệnh tiểu đường của cây dây thìa canh

Dây thìa canh có tác dụng gì? Một trong những loài thực vật có công dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường đang rất được quan tâm là cây dây thìa canh hay chiết xuất từ dây thìa canh, cao dây thìa canh.

Cây dây thìa canh là cây gì? Cây thìa canh chữa bệnh gì? Dây thìa canh có tác dụng chữa trị tiểu đường tốt như nào ?

Bệnh tiểu đường, đái tháo đường đang là nỗi ám ảnh với rất nhiều người không may mắc phải, tỉ lệ gia tăng tại Việt Nam cũng ngày càng nhiều. Đây không phải là một căn bệnh dễ chữa trị và gây khó nhọc cho bản thân người mắc bệnh và gia đình bệnh nhân trong việc đi tìm phương pháp chữa tiểu đường.

Làm thế nào để điều trị bệnh tiểu đường hữu hiệu ?

Bài viết sau blog Top Khỏe Đẹp sẽ giúp bạn hiểu thêm về cây dây thìa canh và tác dụng của dây thìa canh trong điều trị tiểu đường.

1. Cây dây thìa canh là cây gì?

Theo Wikipedia:

Cây dây thìa canh hay còn gọi là cây dây muôilõa ti rừng là một loài cây thân thảo dây leo lớn sinh trưởng phổ biến tại rừng nhiệt đới miền nam và miền trung Ấn Độ.

Dây Thìa Canh chữa tiểu đường có tốt không, mua ở đâu, giá bán bao nhiêu ?

Đặc điểm của cây dây thìa canh:

  • Dây leo cao 6 – 10m, nhựa màu trắng, lá phiến bầu dục dài 6 – 7cm. Hoa thìa canh nhỏ, màu vàng.
  • Quả thìa canh dài 5 – 6cm, hạt dẹp, khi chín quả rụng xuống tách đôi giống 2 chiếc thìa, nên dân gian gọi là cây dây thìa canh hay cây muôi.

Loài cây này hiện nay cũng phát triển tại Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia…

Tại Việt Nam, cây dây thìa canh được tìm thấy lần đầu vào năm 2006 với số lượng không nhiều và hiện nay được trồng làm dược liệu phổ biến tại 1 số tỉnh thành miền Bắc: Hải Phòng, Ninh Bình tới Thanh Hoá…

Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu về dây thìa canh, đặc biệt là các nghiên cứu từ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đều chỉ ra rất nhiều tác dụng của loại cây này.

Tác dụng của cây dây thìa canh đã được ghi nhận và chứng minh: tác dụng phòng ngừa điều trị tiểu đường, hạ đường huyết, ổn định huyết áp, giảm cholesterol trong máu, điều trị mỡ máu, giảm cân…

Đặc biệt, dây thìa canh được coi là vị thuốc quý cho bệnh nhân tiểu đường.

2. Dây thìa canh có tác dụng gì? Dây thìa canh chữa tiểu đường có tốt không?

2.1. Bệnh tiểu đường là gì?

Dây Thìa Canh chữa tiểu đường có tốt không, mua ở đâu, giá bán bao nhiêu ?

Đái tháo đường, bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat, mỡ và protein có liên quan đến việc thiếu hụt insulin chuyển hóa đường (glucose) thành năng lượng cần thiết khiến cho lượng đường huyết tăng cao.

Hormone Insulin được sản sinh từ tuyến tụy do nguyên nhân nào đó khiến thiếu hoặc giảm tác động, khiến mức đường trong máu luôn cao.

Bệnh tiểu đường là một trong các nguyên nhân chính của nhiều bệnh nguy hiểm như: bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương,…

2.2. Các thành phần hoạt chất trong dây thìa canh

Dây Thìa Canh chữa tiểu đường có tốt không, mua ở đâu, giá bán bao nhiêu ?
Quả thìa canh khi chín rụng xuống tách đôi ra giống cái thìa

Thành phần hóa học của thìa canh có chứa hoạt chất sinh học GS4 (Gymnema Sylvestre kiềm hóa ở lần thứ 4), một hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid, chứa tổ hợp các acid gymnemic.

Ngoài ra, cây còn chứa rất nhiều thành phần hóa học khác có lợi cho cơ thể như: flavone, anthraquinone, hentri-acontane, pentatriacontane, α và β- chlorophylls, resins, d-quercitol, acid tartaric, acid formic, acid butyric, lupeol,..

2.3. Cơ chế điều trị bệnh tiểu đường của dây thìa canh

Thành phần hóa học có hoạt tính sinh học là GS4 với tổ hợp hơn 20 đồng đẳng các acid gymnemic.

Acid gymnemic có cấu trúc phân tử gần giống đường glucose sẽ giúp ức chế sự hấp thu đường ở ruột, lấp đầy ruột và ngăn không cho hấp thu đường từ ruột vào trong máu.

Nó cũng làm giảm vị ngọt của đường khi ăn, chống lại cơn thèm ăn.

Đồng thời, acid gymnemic ức chế gan tái tạo glucose vào máu, kích thích các enzyme tiêu thụ đường tại các mô cơ, từ đó giảm lượng đường huyết xuống mức an toàn 1 cách hiệu quả.

Các hoạt chất cao trong dây thìa canh cũng sẽ tham gia vào quá trình chuyển hóa đường, kích thích sản sinh tế bào Beta của tuyến tụy.

Dây Thìa Canh chữa tiểu đường có tốt không, mua ở đâu, giá bán bao nhiêu ?
Cơ chế điều trị tiểu đường của cây dây thìa canh

Nhờ vậy, sẽ giúp tăng sản sinh và hoạt lực Insulin, giúp cơ thể thiết lập khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên.

Với cơ chế trên, dây thìa canh được coi là vị thuốc quý không thể thiếu trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Theo thống kê, có tới 98% bệnh nhân đã ổn định được đường huyết chỉ sau 1-2 tháng dùng cây dây thìa canh.

Tác dụng chữa trị, kiểm soát tiểu đường khi dùng dây thìa canh gần như không có bất cứ tác dụng phụ nào.

Do đó, với người bệnh tiểu đường, bên cạnh duy trì sử dụng thuốc Tây cũng nên dùng dây thìa canh để hỗ trợ điều trị.

2.4. Tác dụng khác của dây thìa canh

Ngoài ra, hoạt chất GS4 trong dây thìa canh có tác dụng giảm cholesterol, đào thải mỡ máu xấu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Nó giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ giảm béo, giảm cân, giúp đánh tan mệt mỏi căng thẳng, đau đầu, hoa mắt,…

Tác dụng giảm cân là do hoạt chất peptide gumarin giúp hạn chế hấp thu đường glucose khi ăn, làm mất cảm giác vị ngọt và đắng, chống lại cơn thèm đường.

Vì thế, dây thìa canh giúp cho người tiểu đường có thể ăn kiêng hiệu quả, giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể.

Dây thìa canh có thể dùng để làm thuốc trị viêm phong thấp, chữa rắn cắn, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng…

3. Cách dùng dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường tại nhà

Với bệnh tiểu đường, để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần sử dụng đúng cách dây thìa canh – vị thuốc quý thiên nhiên ban tặng, giúp hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.

Đồng thời, người bệnh cần tham khảo tư vấn bác sĩ chuyên khoa về liều lượng cũng như cách thức sử dụng dây thìa canh để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, khi sử dụng dây thìa canh chữa tiểu đường, người bệnh cũng cần kết hợp cùng các phương pháp ăn uống khoa học và tập luyện phát huy tốt công dụng của thìa canh.

Dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường thường được bào chế dưới dạng viên nang, dạng bột, cao dây thìa canh hoặc hãm lấy nước uống.

Dưới đây là các bài thuốc công dụng cao từ dây thìa canh:

1. Trà dây thìa canh

Hãm trà dây thìa canh uống là cách được nhiều người sử dụng vì hiệu quả cho người bị đái tháo đường và đơn giản lại dễ làm.

Nếu là cây thìa canh tươi thì bạn phơi khô và sao nhẹ, sau đó đem lá khô nấu với nước uống thay nước trà mỗi ngày.

Nếu dây thìa canh phơi khô thì bạn nấu nước như pha trà hoặc dùng trà thìa canh túi lọc cũng rất hiệu quả.

Cách pha trà thìa canh phổ biến:

  • Lấy 50gr dây thìa canh khô rửa sạch, cho vào bình giữ nhiệt sạch.
  • Cho 200ml nước sôi vào bình tráng qua 1 lần rồi đổ bỏ nước đi. Cho 800ml nước sôi vào bình, đậy kín. Hãm trà dây thìa canh khô trong 40 phút là dùng được.
  • Uống trà nhiều lần trong ngày, uống trước bữa ăn 30 phút.

2. Sắc nước uống

Ngoài cách pha trà, bạn có thể sắc nước thìa canh để uống hàng ngày.

Cách làm:

  • Dây thìa canh rửa sạch, cho vào ấm sắc thuốc hoặc ấm điện, cho 1.5 lít nước sạch vào đun đến khi sôi, giảm nhỏ lửa, đun tiếp 15 phút thì tắt bếp.
  • Uống nước sắc dây thìa canh nhiều lần trong ngày, uống trước bữa ăn 30 phút.
  • Có thể để nguội đóng chai và bảo quản tủ lạnh. 
  • Có thể kết hợp với các thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường như: mướp đắng, giảo cổ làm, nấm linh chi…

3. Cao dây thìa canh

Việc đun nước uống hoặc sắc dây thìa canh không phát huy hết được công dụng chữa tiểu đường của thìa canh do nhiệt độ làm mất đi các hoạt chất tốt.

Bên cạnh đó, nếu bạn không có thời gian, bạn nên sử dụng cao dây thìa canh để phòng chống tiểu đường, giảm mỡ máu rất hiệu quả.

Quy trình nấu cao dây thìa canh tuân thủ theo các kinh nghiệm dân gian nên sản phẩm cao giữ được lượng dược tính cao nhất.

Cách dùng cao dây thìa canh khá đơn giản, bạn tuân thủ:

  • Phòng ngừa tiểu đường: ngày uống 2 lần, mỗi lần lấy 2g cao dây (1/2 thìa cà phê), pha với khoảng 250 ml nước ấm. Uống sau bữa ăn khoảng 20-30 phút.
  • Bệnh nhân tiểu đường: pha loãng 1/2 thìa cà phê với 1 lít nước nóng, sử dụng làm nước uống hằng ngày, có thể làm mát hoặc uống nóng tùy theo mùa.
  • Nên sử dụng liên tục một đợt từ 2 – 4 tháng.

Chúc bạn và người thân phòng ngừa và điều trị tiểu đường hiệu quả!

//Bài viết tham khảo kiến thức y khoa. Mọi sao chép nội dung vi phạm bản quyền.

*Các bài viết tại blog Top Khỏe Đẹp có tính chất tham khảo thông tin, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

4.9/5 - (11 bình chọn)

Thanh Huyền

Mình là Nguyễn Thanh Huyền - tốt nghiệp chuyên ngành Dược cổ truyền của Đại học Dược Hà Nội tháng 6/2018. Mình có niềm đam mê thích viết lách, du lịch, đam mê nấu ăn và thích chia sẻ! Hiện nay mình đang làm Biên tập viên nội dung cho một số website về lĩnh vực sức khỏe, kiến thức y khoa.

Bài viết liên quan

Back to top button