CÁCH chạy bền 1500m không mệt đúng kỹ thuật hiệu quả nhất

Tìm hiểu cách chạy bền 1500m không mệt, đúng kỹ thuật là điều mà rất nhiều người, từ người yêu thích bộ môn chạy cho tới các vận động viên, runner chuyên nghiệp. Chạy bền (chạy bộ ở cự ly dài) là môn thể thao rèn luyện thể chất quen thuộc với hầu hết mọi người và được đưa vào giảng dạy trong chương trình của môn thể dục các cấp học, ở hầu hết các quốc gia.

Với cự ly 1500m – 1 cự ly thường có mặt trong các cuộc thi chạy bộ (Seagames, Olympic,…) sẽ là 1 thử thách giúp người chạy bộ có thể cải thiện sức bền, nâng cao sức khỏe và tốc độ chạy nếu chạy đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chạy bền 1500m hiệu quả mà không mất sức.

Không chỉ là bài rèn luyện sức khỏe thể chất mà hiện nay, cự ly chạy bền 1500m còn là 1 bài tập kiểm tra quan trọng của bộ môn Thể dục trong trường học khiến rất nhiều học sinh lo lắng.

Trong bài viết này, bạn hãy cùng blog Top Khỏe Đẹp chinh phục thử thách này với giải đáp thắc mắc làm sao để chạy bền 1500m không mệt, không mất sức và đạt được thành tích tốt nhất theo kinh nghiệm từ các HLV.

Cùng khám phá ngay nhé!

1. 5 yếu tố quan trọng khi chạy bền 1500m đạt thành tích cao

Để có thể chạy bền 1500m mà không mệt, không mất sức bạn cần biết các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chạy để xác định cho mình giải pháp tốt nhất.

Trong quá trình chạy bộ trên 1 quãng đường có cự ly dài có rất nhiều yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng tới thành tích chạy bền của bạn. Theo các chuyên gia hay HLV điền kinh, bạn cần quan tâm tới 5 yếu tố quan trọng sau khi thực hiện chạy bền 1500m:

1.1. Sức bền cơ bản của người chạy

Trong chạy bền, yếu tố quan trọng nhất, quyết định tới thành tích chạy bền 1500m không mệt có tốt không, được nhắc đến đó chính là sức bền cơ bản của người chạy.

Sức bền được thiết lập sẽ mang đến hiệu quả chạy bền cao hơn, nó cũng giúp bạn chạy mà không cảm thấy mệt mỏi.

  • Theo nghiên cứu và chia sẻ của Brian MacKenzie, 1 HLV chuyên nghiệp của Anh: để việc tập luyện chạy bền đạt hiệu quả, nhịp tim của bạn trong lúc chạy phải đạt khoảng 65% nhịp tim tối đa và giữ mức nhịp tim này liên tục trong 30 phút.
Sức bền cơ bản giúp bạn chạy không mệt mỏi và dễ dàng tiếp cận được quãng đường dài hơn
Sức bền cơ bản giúp bạn chạy không mệt mỏi và dễ dàng tiếp cận được quãng đường dài hơn

Để rèn luyện tăng sức bền cơ bản cho cơ thể của mình 1 cách hiệu quả, bạn cần phải luyện tập:

  • Luyện tập chạy bộ nhiều km với mức độ vừa phải để cơ thể quen dần, sau đó từ từ tăng dần mức độ lên cho phù hợp với tiêu chuẩn.
  • Tập chạy bộ ở nhiều quãng đường khác nhau với các tốc độ khác nhau. Bạn không còn giới hạn ở mức 1.500m mà có thể tập luyện ở 2.000, 3.000 hay 5.000m.

>> Xem thêm: Chạy bộ có tăng chiều cao không?

1.2. Nhịp độ chạy

Giữ cho mình 1 nhịp độ chạy ổn định cũng là một trong những điểm bạn cần chú ý để chạy bền 1500m hiệu quả đạt mục tiêu, giúp cho bạn có thể chinh phục thách thức 150m với thành tích tốt nhất.

Khi chạy bền 1500m, bạn nên chạy theo một nhịp độ ổn định đến khi kết thúc. Nếu chạy để rèn luyện sức khỏe bạn nên điều chỉnh nhịp độ theo tốc độ trung bình. Tức là, bạn luôn giữ được tốc độ vừa chạy vừa có thể thoải mái nói chuyện mà không cảm thấy mệt hay thở hổn hển.

Bên cạnh đó, cân bằng cho mình 1 nhịp độ chạy đều đặn hàng ngày, ổn định sẽ giúp đạt các hiệu quả về sức khỏe: khả năng đào thải axit lactic của cơ thể tốt hơn, phòng ngừa đau nhức xương khớp, cơ thể khỏe mạnh,… Chính vì thế nên bạn có thể chạy ở tốc độ cao mà không gặp ảnh hưởng do sự tích tụ của axit lactic, giúp bạn vượt qua được giới hạn chịu đựng của bản thân.

Bạn có thể điều chỉnh nhịp độ chạy dựa trên nhịp tim.

  • Chuyên gia sức khỏe cho biết, ngưỡng nhịp tim khi chạy cự ly 1500m phù hợp nên là 85 – 90% nhịp tim tối đa. Các runner kinh nghiệm thì nhịp tim đôi khi còn cao hơn.

1.3. Khoảng thời gian nghỉ phù hợp giữa các đợt luyện tập

Trong quá trình chạy bền 1500m, việc nghỉ ngơi xen kẽ là rất cần thiết, bí quyết để đảm bảo cho người chạy luôn có được thể trạng tốt nhất.

Để chạy 1500m không mệt hiệu quả nhất, trong quá trình tập luyện:

  • Bạn nên duy trì 1 tốc độ chạy gần bằng hoặc cao hơn chút so với tốc độ chạy chính thức mà bạn đặt ra.
  • Nên nâng cao mục tiêu chạy với quãng đường dài hơn so với quãng đường chạy chính thức. Ví dụ nếu bạn chuẩn bị chạy bền 1500m, thì nên tập luyện chạy mỗi lần quãng đường tổng khoảng 3.000, 4.000 hoặc 5.000m (thường từ 3.200 – 4.800m ~ 8 – 12 vòng đua chính thức) và cố gắng đặt mục tiêu chạy với tốc độ tốt nhất.
  • Chia nhỏ quãng đường chạy luyện tập thành nhiều lần chạy xen kẽ thời gian ngắn để nghỉ ngơi giữa các quãng đường ngắn. Theo các chuyên gia, cứ mỗi đoạn đường từ 200 – 1.600m, bạn nên dành ra 2 lần nghỉ ngắn để ổn định lại nhịp tim.

1.4. Chạy bước dài – yếu tố quan trọng khi chạy bền 1500m

Một kỹ thuật tuyệt vời để giúp bạn có thể hoàn thành tốt nhất hành trình chinh phục chạy bền 1500m đó chính là chạy bước dài.

Có 2 lý do tại sao bạn nên áp dụng kỹ thuật chạy bước dài cả khi tập luyện lẫn chạy chính thức ở cự ly 1500m:

  • Tốc độ chạy tăng lên: Nếu bạn có thể thực hiện tốt kỹ thuật chạy bước dài đúng cách với các bước chân dài, đều đặn, tốc độ chạy của bạn sẽ được cải thiện đáng kể nhanh hơn.
  • Giảm tình trạng mỏi cơ chân: Các bước dài sẽ đồng thời giúp chu kỳ chuyển động của đôi chân không quá nhiều, axit lactic tích tụ chưa đủ để gây mỏi cơ, tình trạng mỏi cơ chân khi chạy nhiều bước được giảm bớt.
Kỹ thuật chạy bước dài là yếu tố quan trọng để đạt được thành tích chạy bền 1500m tốt nhất
Kỹ thuật chạy bước dài là yếu tố quan trọng để đạt được thành tích chạy bền 1500m tốt nhất

1.5. Tính toán thời gian và vận tốc chạy bền hợp lý

Để việc chạy đạt hiệu quả nhất, bạn nên đặt mục tiêu thời gian chạy phù hợp cho quãng đường mình chạy, sau đó tính toán vận tốc cũng như thời gian cần đạt được để thực hiện mục tiêu đó.

Thông thường, tốc độ trung bình khi chạy bền của một người là 13km/h, nghĩa là để chạy 1500m người này sẽ cần 6 phút 55 giây. Bạn nên cố gắng rèn luyện, nâng cao thể lực cũng như tốc độ chạy để vượt qua mức trung bình này để đạt kết quả cao hơn.

Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu phải chạy 1500m trong 6 phút, lúc này tốc độ bạn cần đạt được là 15km/h. Tuy nhiên, bạn cũng không cần giữ nguyên tốc độ này từ đầu đến cuối mà bạn có thể chạy chậm hơn 1 chút ở đoạn đầu và đẩy nhanh tốc độ ở đoạn cuối để giữ sức.

2. Hướng dẫn cách chạy bền 1500m không mệt đúng kỹ thuật không mất sức

Chạy vốn là một kỹ năng cực kỳ quan trọng, không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe mà nó còn thể hiện nhiều tác dụng tuyệt vời trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không có nhiều người có thể chạy trong thời gian dài bởi sức lực bị cạn kiệt rất nhanh.

Vậy làm thế nào để có thể chạy bền lâu không tốn sức? Để làm tốt cách chạy bền 1500m không mệt, đặc biệt là người mới bắt đầu tham gia chạy bộ, đòi hỏi người chạy bộ phải có quá trình tập luyện đúng đắn, nghiêm túc.

Chính vì thế nên bạn nên áp dụng các hướng dẫn được các chuyên gia, HLV thể dục chia sẻ dưới đây.

2.1. Khởi động đúng trước khi chạy

Trước khi bắt đầu chạy bền 1500m, bạn nhất định không được quên thao tác khởi động làm nóng cơ thể thật cẩn thận, kỹ lưỡng.

Tuy khi chạy các động tác chủ yếu tập trung ở chân, nhưng bạn vẫn cần làm các động tác khởi động 1 cách kỹ càng cho các bộ phận khác. Các vị trí như khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, đùi, vai, bụng, lườn cần được thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng trước khi bắt đầu chạy.

Việc khởi động có các tác dụng sau:

  • Làm nóng cơ thể.
  • Giúp các cơ bắp và khớp xương của bạn được bôi trơn, dẻo dai, linh hoạt, làm tăng nhịp tim.
  • Đây là cách để bạn thông báo cho não biết rằng, bạn sắp làm gì để não bộ có sự chuẩn bị và giảm thiểu các rủi ro chấn thương trong khi chạy.

Cách khởi động đúng trước khi chạy bền 1500m là:

  • Bạn hãy dành khoảng thời gian 5 – 10 phút để khởi động bằng cách thực hiện các động tác khởi động như: xoay khớp cổ tay, cổ chân, ép chân, lắc hông, vặn mình, xoay đầu gối, chạy bước nhỏ tại chỗ,…

>> Xem thêm: 8 tác dụng của đi bộ buổi tối mỗi ngày đối với sức khỏe

2.2. Giữ tư thế chạy bền 1500m đúng cách

Tư thế chạy là điều bạn cần đặc biệt chú ý trước và trong cả quá trình chạy bền. Áp dụng tư thế chạy bộ đúng là bí quyết quan trọng giúp chạy bộ đạt kết quả cao, chạy được lâu không mất sức.

Tư thế chạy bền đúng cách được khuyến cáo đó là:

  • Tiếp đất bằng gót chân rồi mới tới mũi chân.
  • Khớp vai chuyển động nhẹ nhàng, giữ thẳng lưng, mắt nhìn thẳng về phía trước,
  • Thân trên hơi cúi, lao về phía trước để tạo đà và lực cho việc chạy dễ dàng hơn.

Lưu ý: Bạn không nên quá cúi sâu người về phía trước vì tư thế như vậy sẽ làm cơ thể bạn mất cân bằng, dễ ngã và mất sức lực hơn.

2.3. Bước chân đều đặn trong suốt quá trình chạy bền 1500m

Thực tế thì chạy bền không quá chú trọng vào tốc độ, nên bạn không cần cố gắng sức để chạy nhanh mà quan trong ở sức bền và duy trì nó tốt nhất. Vì vậy bạn cần phân phối độ bền hợp lý, điều khiển cho các bước chân chạy thật đều đặn nhằm duy trì vận tốc chạy ổn định nhất.

  • Khi mới bắt đầu: Bạn nên chạy với các bước chân nhỏ ở nhịp độ vừa phải để cơ thể quen dần với tốc độ, sau đó từ từ bước dài chân hơn và duy trì khoảng cách giữa các bước chân, tốc độ đó trong suốt hành trình chạy của mình.
  • Lúc đầu khoảng cách các bước chân nhỏ, sau đó xa hơn.

Chạy với những bước chân đều đặn sẽ giúp việc di chuyển nhanh dễ dàng hơn, bạn cũng không bị mất nhiều sức.

2.4. Kỹ thuật tay khi chạy bền 1500m

Tuy tay không trực tiếp tác dụng tới quá trình chạy nhưng việc điều chỉnh đúng kỹ thuật tay sẽ giúp việc chạy bền dễ dàng và hiệu quả hơn.

Các HLV chuyên nghiệp có lời khuyên về kỹ thuật vung tay đúng cách là:

  • Hai bàn tay nên nắm hờ, khuỷu tay để vuông góc, cẳng tay và cùi chỏ giữ nguyên, khớp vai chuyển động nhẹ nhàng theo nhịp bước chân.
  • Hai cánh tay vung nhịp nhàng đều đặn theo nhịp bước chân.

Tuy nhiên bạn không nên nắm quá chặt tay, không chuyển động khớp vai quá mạnh, không vung tay quá cao vì như thế có thể khiến bạn mệt và nhanh mất sức.

2.5. Kỹ thuật hít thở đúng

Việc kiểm soát hơi thở tốt sẽ giúp cho bạn không cảm thấy mệt và mất sức khi chạy bộ, đặc biệt khi chạy bền trên đoạn đường dài như cự ly 1500m.

Khi thực hiện các động tác chạy lực tác động lên 2 chân của bạn đã cao hơn 2 – 3 lần so với trọng lượng cơ thể bình thường, nhưng lực này còn mạnh hơn khi bạn thở ra đồng thời cùng lúc chân tiếp đất. Vì vậy bạn nên luyện tập hít thở đều đặn để tăng hiệu quả khi chạy.

Theo các HLV thể dục chia sẻ, bạn nên luyện tập phương pháp hít thở đúng cách khi chạy bền 1500m:

  • Khi khởi động: hít vào 3 nhịp, thở ra 2 nhịp khi thực hiện các động tác khởi động. Bạn thử hít vào 2 nhịp và thở ra 1 nhịp khi chạy nhanh.
  • Khi chạy nước rút bạn nên luyện tập hít thở theo thứ tự như sau: hít vào 2 nhịp, thở ra 1 nhịp, hít vào 1 nhịp và thở ra 1 nhịp sau đó lặp lại thứ tự này.
  • Hít thật sâu bằng mũi, thở chậm ra bằng miệng.
  • Kết hợp nhịp nhàng đều đặn giữa nhịp thở và nhịp chạy (của chân và đánh tay).

2.6. Chiến thuật chạy bền 1500m tốt nhất không mệt

Chiến thuật chạy bền 1500m tốt nhất và khoa học nhất được các huấn luyện viên chuyên nghiệp tư vấn đó là cách chạy theo 4 giai đoạn.

Áp dụng mẹo chạy bền 1500m này sẽ giúp bạn đạt được kết quả tuyệt vời nhất có thể mà không mệt:

  • Giai đoạn 1: Trong 100 – 200m đầu tiên, bạn nên chạy bước nhanh trong tư thế đầu và tay co lại, mắt nhìn thẳng, người hơi hướng về phía trước để tạo đà. Ở giai đoạn này bạn chỉ nên chạy với các bước nhỏ với tốc độ vừa phải để giữ khoảng cách hợp lý với những người chạy khác, sẵn sàng tăng tốc bứt phá ở giai đoạn cuối chứ không nên cố trở thành người chạy nhanh nhất.
  • Giai đoạn 2: Hai tay thả lỏng, tư thế người hơi hướng về phía trước, mắt nhìn về phía trước để tìm người chạy tốt nhất. Cố gắng bám sát tốc độ của người chạy khỏe nhất để họ có thể che gió và chắn giúp bạn tầm nhìn phía trước. Cách này giúp bạn không nhìn thấy đích đến và giữ sức tốt hơn.
  • Giai đoạn 3: Lúc này nếu bạn đang ở quá xa người dẫn đầu thì nên rút ngắn khoảng cách bằng cách chạy nhanh hơn để chiếm vị trí thứ 2, thứ 3. Tuy nhiên bạn không nên quá gắng sức để tăng tốc nhiều tránh làm nhịp thở rối loạn, tim đập nhanh. Đồng thời chú ý kết hợp hít vào 2 nhịp, thở ra 1 nhịp bằng mũi để duy trì thể lực.
  • Giai đoạn cuối: Nếu bạn thấy đoạn đường phía trước chỉ còn khoảng 50 – 100m, để đến đích bạn nên bắt đầu chạy nước rút trong 100m cuối, cố gắng hết sức mình để tăng tốc với tư thế tay co lại, người rướn về phía trước, bước dài và hít thở sâu rồi trút mạnh ra. Hãy tập trung tăng tốc độ cao nhất có thể để cán đích thành công.

2.7. Chọn trang phục và giày chạy phù hợp

Bạn nên chú trọng kỹ lưỡng vào khâu lựa chọn trang phục sử dụng khi chạy bền nhằm giúp đạt hiệu quả chạy cao nhất và giảm thiểu tối đa rủi ro tổn thương trong khi chạy:

  • Quần áo: Nên chọn quần áo rộng thoáng và ngắn, có khả năng thấm hút tốt cho cơ thể nhẹ nhàng, không vướng víu.
  • Giày chạy bộ: Nên chọn những đôi giày nhẹ, ôm sát chân, mềm mại tạo ra cảm giác thoải mái nhất cho đôi chân.

2.8. Bổ sung nước đầy đủ

Chạy bền khiến cơ thể phải hoạt động liên tục, mồ hôi toát ra nhiều và khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Vì vậy, bạn đừng quên mang theo mình một chai nước để có thể bổ sung nước ngay khi cơ thể cần nhé.

Tuy nhiên, trước và trong khi chạy, bạn chỉ nên bổ sung một lượng nước nhỏ để xóa bỏ cơn khát chứ không nên uống nhiều. Đơn giản vì uống nhiều nước sẽ khiến cơ thể bạn nặng nề và gây khó chịu cho bụng. Sau khi kết thúc việc chạy bền 1500m, bạn có thể uống lượng nước tùy thích.

3. Tham khảo thời gian biểu lịch tập chạy bền 1500m hợp lý

Bạn hãy tạo cho mình 1 lịch tập luyện chạy bền hợp lý và khoa học dựa trên các yếu tố: sức khỏe, thời gian, thời tiết, công việc,…

Nếu mới tập chạy, bạn không nên chạy quá xa, và chỉ nên chạy trong thời gian ngắn tại các cung đường chạy ngắn, thoáng đãng. Sau đó, dựa theo thời gian biểu mà bạn áp dụng để giúp cho cơ thể quen dần với sức bền được nâng cao hơn.

Kết hợp chạy theo lịch khoa học và thời gian nghỉ ngời phù hợp để cho các cơ có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi.

Dưới đây là thời gian biểu lịch tập chạy bền 1500m trong 1 tuần đạt hiệu quả mà mình muốn gợi ý tới bạn:

  • Thứ 2: Luyện các bài tập thể lực thông thường vào buổi sáng, đến buổi chiểu tối bắt đầu luyện chạy nước rút trong 30 phút, luyện chạy quãng đường từ 60 – 150m/ lần.
  • Thứ 3: Khởi động sau đó luyện chạy 800m, bạn nên chạy ít nhất 10 lần, sau mỗi vòng chạy nên nghỉ ngơi khoảng 45 giây.
  • Thứ 4: Luyện tập chạy nhanh liên tục trong vòng 8 phút với tốc độ và sức lực tối đa.
  • Thứ 5: Chuẩn bị quãng đường 200m và chạy khoảng 4 vòng, sau mỗi 2 vòng nghỉ 30 giây, sau đó luyện chạy bền 800m.
  • Thứ 6: Dành một ngày để nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng giúp cơ bắp được thư giãn, phục hồi.
  • Thứ 7: Chạy 2 vòng 200m, nghỉ 30 giây sau đó chạy tiếp 2 vòng 600m, cuối cùng luyện chạy bền 800m.
  • Chủ nhật: Chạy 10 vòng 200m và tập chạy bền 1500m, sau mỗi 2 vòng chạy bạn nên nghỉ ngơi khoảng 45 giây.

>> Xem thêm: 20 lợi ích của việc chơi thể thao điều độ với sức khỏe

4. Lưu ý khi chạy bền 1500m đúng cách hiệu quả không mệt

Để mục tiêu chạy bền 1500m đạt hiệu quả tốt nhất, chạy mãi không mệt, bạn cần lưu ý một số điểm sau để chạy bền sức và không thấy mệt mỏi, tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe:

  • Bắt đầu chạy với tốc độ thấp: Nếu bạn chạy với tốc độ cao ngay từ khi bắt đầu, cơ thể chưa kịp thích ứng với tần suất hoạt động mạnh có thể sẽ xuất hiện tình trạng chuột rút. Việc chạy nhanh ngay từ đầu cũng khiến bạn dễ mất sức nhanh hơn. Bạn nên bắt đầu bằng các bước chạy chậm, sau đó tăng từ từ tốc độ.
  • Ăn nhẹ trước khi chạy: Bài chạy bền tiêu hao rất nhiều năng lượng trong cơ thể nên nếu bụng đói bạn sẽ không có đủ sức để chạy lâu và dễ gây tình trạng hoa mắt, chóng mặt, thậm chí bị ngất. Vì vậy, bạn nên ăn đồ ăn nhẹ trước khi bắt đầu chạy để đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng.
  • Đi vệ sinh trước khi chạy: Bài chạy bền nên được thực hiện liên tục cho đến khi kết thúc quãng đường cần chạy. Vì vậy bạn nên đi vệ sinh trước khi chạy, tránh trường hợp phải dừng lại giữa chừng. Hơn nữa, việc này cũng giúp bạn cảm thấy cơ thể mình thoải mái hơn, việc chạy sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Không chạy quá sức: Chạy bền đúng như tên gọi của nó, yêu cầu sự kiên trì và bền bỉ của người luyện tập. Nhưng bạn chỉ cần nỗ lực kiên trì chạy đều đặn và từ từ nâng cao cường độ lên mức độ phù hợp với sức lực của mình chứ không nên quá gắng sức, thường xuyên luyện tập vượt quá giới hạn của bản thân. Việc chạy quá sức sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, rệu rã, không có sức lực và không còn động lực để tiếp tục.
  • Lên kế hoạch cụ thể và chọn địa điểm chạy hợp lý: Đường chạy ảnh hưởng rất nhiều tới tâm trạng của người tập chạy. Vì vậy, trước khi chạy bạn nên tìm cho mình đoạn đường mình sẽ chạy phù hợp, xác định rõ điểm bắt đầu và kết thúc. Để việc chạy được an toàn và không bị cản trở, bạn nên chọn những đoạn đường rộng, thoáng và ít xe cộ đi lại.
  • Thời gian chạy phù hợp: Bạn nên chạy vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi xế chiều trước bữa ăn 1 – 2h hoặc buổi tối sau khi ăn 1 – 2h. Đây là những khoảng thời gian cơ thể được thư giãn và dễ dàng phát huy tác dụng luyện tập. Không nên chạy dưới trời nắng vì trời nắng sẽ khiến bạn bị mất nước và giảm sức lực nhanh chóng rất nguy hiểm.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bạn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn uống hàng ngày nhằm nâng cao sức khỏe, sức bền,… với đầy đủ các nhóm: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin khoáng chất, nước.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi: Trong kế hoạch tập luyện, bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi khoa học nhằm giúp cơ bắp thư giãn, cơ thể tái tạo năng lượng.
  • Chế độ sinh hoạt khoa học, không thức khuya, không sử dụng rượu bia, thuốc lá.
  • Rủ bạn bè tập chạy cùng: Trong quá trình tập chạy bền 1500m, bạn có thể rủ thêm bạn bè tham gia để giúp cho không khí chạy vui vẻ, bớt nhàm chán và có thêm động lực tập luyện.
  • Nghe nhạc khi chạy: Kết hợp nghe nhạc trong lúc chạy bộ giúp cho tinh thần của bạn thoải mái, tập luyện hăng say hơn, quyết tâm theo đuổi mục tiêu hơn.

Tổng kết

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã biết cách chạy bền 1500m không mệt, chạy đúng kỹ thuật, không mất sức để đạt được thành tích tốt nhất.

Chạy bền mang đến những lợi ích tốt cho cơ thể và bất cứ ai cũng có thể áp dụng hiệu quả. Dù bạn đang ở độ tuổi nào cũng nên rèn luyện cho mình thói quen chạy hàng ngày để nâng cao sức khỏe và tăng độ rắn chắc, dẻo dai của các cơ.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ!

Nguồn tham khảo:

5/5 - (15 bình chọn)

Thanh Huyền

Mình là Nguyễn Thanh Huyền - tốt nghiệp chuyên ngành Dược cổ truyền của Đại học Dược Hà Nội tháng 6/2018. Mình có niềm đam mê thích viết lách, du lịch, đam mê nấu ăn và thích chia sẻ! Hiện nay mình đang làm Biên tập viên nội dung cho một số website về lĩnh vực sức khỏe, kiến thức y khoa.

Bài viết liên quan

Back to top button