Chạy bộ có tăng chiều cao không? 6 lời khuyên chạy hiệu quả

Câu hỏi chạy bộ có tăng chiều cao không từ lâu đã trở thành vấn đề thắc mắc của rất nhiều người. Chạy bộ là bài tập rèn luyện sức khỏe với rất nhiều lợi ích tuyệt vời được rất nhiều người lựa chọn hiện nay.

Liệu có phải chăm chỉ chạy bộ thường xuyên thì chiều cao sẽ tăng lên? Chạy bộ có giúp làm tăng chiều cao không?

Để giúp giải đáp thắc mắc này, mời bạn cùng blog Top Khỏe Đẹp đi tìm hiểu một số kiến thức liên quan đến việc phát triển chiều cao cũng như lời khuyên chạy bộ để tăng chiều cao một cách an toàn và hiệu quả nhé!

1. Các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao là gì?

Trước khi đi giải đáp câu hỏi chạy bộ có tăng chiều cao không? bạn cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của con người.

Dưới đây là một số yếu tố tác động đến việc tăng chiều cao của mỗi người đã được các nhà khoa học nghiên cứu, tổng hợp:

1.1. Gen di truyền

Yếu tố di truyền chính là một trong các nhân tố quan trọng quyết định tới chiều cao của một người.

  • Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng, tỉ lệ tác động tới chiều cao của yếu tố di truyền lên đến 23%.

Có rất nhiều gia đình, thế hệ ông bà, bố mẹ sở hữu chiều cao vượt trội và thế hệ con cháu cũng tiếp tục phát triển chiều cao tương đương.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người, dù thế hệ cha mẹ không cao, nhưng bản thân lại có chiều cao đáng ngưỡng mộ.

Thế nên bạn cũng không nên quá lo lắng nếu nghĩ rằng bố mẹ thấp thì mình không thể cao được nhé. Vì sự thật thì chiều cao của con không hoàn toàn phụ thuộc vào gen của cha mẹ, yếu tố di truyền chỉ chiếm có 23% thôi.

Khi nói đến chiều cao của trẻ, yếu tố đầu tiên chúng ta thường nghĩ ngay đến là gen di truyền
Khi nói đến phát triển chiều cao của bé, yếu tố đầu tiên mọi người thường nghĩ đến là gen di truyền

1.2. Dinh dưỡng

Có thể nhiều người không tin nhưng chế độ dinh dưỡng là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định chiều cao của một người với tỉ lệ cao hơn nhiều so với yếu tố di truyền.

  • Theo các nghiên cứu khoa học được công bố, chế độ dinh dưỡng chiếm tới 32% khả năng phát triển chiều cao, quyết định bạn sẽ cao bao nhiêu.

Nếu bạn áp dụng chế độ dinh dưỡng cân đối, chú trọng bổ sung cho nhiều dưỡng chất, vitamin và đặc biệt là protein, canxi để phát triển xương thì chiều cao sẽ được cải thiện đáng kể.

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định tới chiều cao vì vậy cần chú trọng các bữa ăn sao cho đủ chất

1.3. Độ tuổi

Một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chiều cao hay thấp đó chính là độ tuổi.

  • Thời điểm chiều cao tăng trưởng mạnh nhất chính là khi con người vào độ tuổi dậy thì, nữ trong khoảng 10 – 16 tuổi và nam trong khoảng 13 – 18.
  • Sau 16 và 18 tuổi, chiều cao của con người vẫn có thể tiếp tục tăng nhưng tốc độ chậm lại và một số người thì không tiếp tục phát triển nữa.

Thời điểm dậy thì chính là khoảng thời gian cơ thể sản xuất nhiều hormone kích thích tăng trưởng chiều cao HGH (Human growth hormone – hormone nội tiết tố tăng trưởng) mạnh mẽ.

1.4. Tập luyện thể thao

Việc vận động và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên quyết định tới 20% khả năng tăng trưởng chiều cao của mỗi người. Yếu tố thể thao giúp kích thích quá trình trao đổi chất của cơ thể, hỗ trợ kích thích tăng chiều cao.

Bạn có thể lựa chọn cho mình một hình thức vận động phù hợp để cải thiện chiều cao của mình bằng các môn thể thao giúp tăng chiều cao nhanh nhất như: bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá, đu xà…

>> Xem thêm: 20 lợi ích của việc chơi thể thao thường xuyên với sức khỏe

1.5. Thói quen sinh hoạt hàng ngày

Một trong những yếu tố tưởng chừng không ảnh hưởng tới chiều cao nhưng lại chiếm tỉ trọng khá lớn đó chính là thói quen sinh hoạt.

Nếu bạn bao bọc con quá kỹ, ít cho con tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc nằm, ngồi, đi đứng không đúng tư thế cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao.

Ngoài ra, thói quen ngủ muộn, ngủ không đủ giấc cũng khiến cho chiều cao phát triển chậm lại.

  • Thông thường, lời khuyên là bạn nên ngủ trước 10 giờ tối và ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng/ ngày. Khoảng thời gian từ 22 giờ – 3 giờ sáng chính là lúc các hormone tăng trưởng, kích thích phát triển xương được tiết ra trong khi cơ thể nghỉ ngơi.
  • Nếu bạn không ngủ, quá trình này sẽ không được thực hiện và ngăn cản sự phát triển chiều cao.

2. Chạy bộ có tăng chiều cao không? Có giúp cao hơn không?

Chạy bộ được hiểu là một hình thức chạy với tốc độ chậm, người chạy không cần dồn quá nhiều sức vào các bước chân mà chỉ cần thong thả chạy và duy trì tốc độ ở mức ổn định.

Chạy bộ là hình thức vận động đem lại nhiều lợi ích cực kỳ tốt cho sức khỏe mà phương pháp tập luyện lại đơn giản, dễ dàng, thông dung với mọi người:

  • Tăng cường chức năng phổi, ngăn ngừa các bệnh ung thư, cao huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Giúp đôi chân trở nên khỏe khoắn, linh hoạt hơn, giúp các khớp xương có thêm sức mạnh.
  • Làm cho tinh thần thoải mái, giảm các triệu chứng trầm cảm, giải quyết tình trạng khó ngủ.
  • Giúp não bộ linh hoạt hơn, da dẻ cũng trở nên săn chắc và khỏe mạnh hơn.

Với những thông tin ở trên thì chiều cao của con người chịu ảnh hưởng từ sự tổng hòa của rất nhiều yếu tố khác nhau như: gen di truyền, dinh dưỡng, chế độ tập luyện vận động thể thao, môi trường sống, nội tiết tố,…

Chạy bộ tăng chiều cao có phải là cách hiệu quả giúp bạn sớm sở hữu chiều cao lý tưởng hay không
Liệu rằng chạy bộ tăng chiều cao có phải là cách hiệu quả giúp bạn sở hữu chiều cao lý tưởng không?

Vậy liệu “Chạy bộ có giúp tăng chiều cao lên không?

Câu trả lời là .

Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý rằng: Chạy bộ không phải là hoạt động thể chất giúp bạn tăng trưởng chiều cao tối ưu và hoàn hảo nhất. Quá trình chạy bộ đúng cách sẽ giúp hỗ trợ gián tiếp, thúc đẩy chiều cao của bạn phát triển tốt nhất.

Ở lứa tuổi trưởng thành, chạy bộ cũng giống như các môn thể thao khác sẽ hỗ trợ phát triển chiều cao cho người tập luyện.

Do đó, bạn không thể chỉ trông chờ 100% vào việc chạy bộ sẽ làm mình cao hơn, mà cần kết hợp giữa dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ khoa học và tập luyện hoạt động thể dục thể thao thường xuyên.

3. Vì sao chạy bộ có thể hỗ trợ tăng chiều cao?

Nhìn chung, chạy bộ mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể và có khả năng giúp cải thiện chiều cao một cách hiệu quả. Bởi hầu hết yếu tố cần thiết giúp tăng chiều cao đều xuất hiện nhờ hiệu quả của việc chạy bộ.

Dưới đây là 1 số giải thích đã được các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra câu trả lời cho việc chạy bộ có cao không:

  • Chạy bộ giúp kích thích phát triển xương dài ra

Chạy bộ là bài tập bắt buộc bạn phải di chuyển giúp các đốt sống vốn bị chèn ép được thả lỏng. Khi các cột sống của bạn không phải chịu áp lực nó sẽ tự do phát triển, trở nên thẳng hơn, khỏe hơn và dài hơn. Vì vậy, nhờ chạy bộ bạn không chỉ cao hơn mà còn có được tư thế hoàn hảo cho cột sống.

Bên cạnh đó, trong quá trình bạn chạy. các khớp, sụn tại vùng chân sẽ phải vận động nhiều, chịu tác động và áp lực tập luyện sẽ được kéo dài hơn, giúp cho cơ thể cao hơn.

  • Chạy bộ đúng cách kích thích cơ thể sản sinh Hormone tăng trưởng HGH

Chạy bộ chính là tác nhân giúp hormone tăng trưởng HGH được sản sinh một cách tự nhiên. Đây là loại hormone giữ vai trò chính trong việc thúc đẩy các tế bào cơ và xương phát triển, giúp cho xương dài ra và giúp bạn cao hơn.

Đặc biệt khi bạn chạy bộ thường xuyên cũng như vận động nhiều trong giai đoạn tuổi dậy thì, chiều cao của bạn sẽ được cải thiện và có cơ hội phát triển cao thêm.

Mức độ hormone được tiết ra phụ thuộc vào cường độ chạy của mỗi người và việc chạy bộ đường dài chính là chìa khóa mang đến hiệu quả sản sinh hormone tốt nhất. Tuy nhiên, các hormone được tiết ra chỉ tồn tại trong cơ thể khoảng 24 giờ, vì vậy bạn cần chạy bộ đều đặn mỗi ngày và ít nhất 3 buổi/ tuần để thúc đẩy chiều cao cơ thể được phát triển tốt nhất.

chạy bộ đúng cách sẽ kích thích cơ thể sản sinh một lượng lớn hormone tăng trưởng (HGH)
Chạy bộ đúng cách kích thích cơ thể sản sinh một lượng lớn hormone tăng trưởng (HGH) hỗ trợ phát triển chiều cao
  • Chạy bộ giúp đào thải độc tố, tốt cho hệ hô hấp, hệ tuần hoàn

Khi chạy bộ, các cơ quan trong cơ thể của bạn cũng đồng thời vận hành một cách liên tục. Điều này sẽ giúp quá trình đào thải các độc tố trong cơ thể được diễn ra hiệu quả, nhờ đó cơ thể cũng sẽ dễ dàng hấp thụ được các dưỡng chất tốt khác.

Ngoài ra, khi chạy bộ cũng sẽ tốt cho hệ hô hấp, tim hoạt động khỏe mạnh, tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp oxy liên tục, giúp cho thể chất của bạn được nâng cao hơn.

>> Xem thêm: 10 cuốn sách về sức khỏe hay nhất bạn nên đọc

4. Hướng dẫn chạy bộ đúng cách giúp tăng chiều cao hiệu quả

Chúng ta đã biết được rằng chạy bộ là phương pháp giúp hỗ trợ tăng chiều cao, tuy nhiên hiệu quả cao hay thấp còn phụ thuộc vào tư thế, kỹ thuật, thời gian chạy.

Chạy bộ như thế nào để tăng chiều cao hiệu quả nhất?

Dưới đây, blog Top Khỏe Đẹp xin đưa ra 6 lời khuyên để bạn có thể áp dụng cách tăng chiều cao nhanh nhất bằng chạy bộ đúng cách:

4.1. Khởi động kỹ trước khi chạy bộ

Trước khi bắt đầu chạy bộ, bạn nên khởi động thật kỹ cho toàn bộ cơ thể, giúp làm ấm cơ thể, cơ thể làm quen với việc chuẩn bị vận động dài, tránh cơ căng cứng, gặp chấn thương, chuột rút.

  • Nên thực hiện các bài khởi động từ 5 – 10 phút với các động tác như: xoay khớp, kéo dãn cơ, chạy bước nhỏ, ngồi căng cơ, nâng cao đùi, đá chân,… để kích thích các cơ và xương sẵn sàng bắt đầu với việc vận động cường độ cao hơn.
Thực hiện tốt các động tác khởi động trước khi chạy bộ sẽ mang lại nhiều lợi ích trong suốt quá trình luyện tập
Thực hiện tốt các động tác khởi động  sẽ mang lại nhiều lợi ích trong suốt quá trình chạy bộ

4.2. Thời gian và thời điểm chạy bộ hợp lý

Thời gian chạy bộ lý tưởng được các chuyên gia khuyến cáo là:

  • Chạy bộ buổi sáng vào khoảng 5 – 6 giờ sáng, chạy bộ buổi chiều vào 5 – 6 giờ chiều, hoặc bạn có thể chạy vào buổi tối sau khi ăn và trước khi ngủ khoảng 2 tiếng (tầm 9 – 10h).
  • Khi mới bắt đầu chạy, bạn có thể chạy khoảng 3 – 4 buổi/ tuần, sau 1 – 2 tuần khi cơ thể đã quen, bạn nên chạy đều đặn mỗi ngày từ 30 – 45 phút.

Lưu ý là không phải việc chạy bộ càng lâu, càng dài và liên tục thì sẽ giúp tăng chiều cao tốt, mà điều này có khi phản tác dụng, không tốt cho cơ thể. Bạn có thể sắp xếp lịch chạy bộ khoa học nhất dựa trên cân đối các yếu tố: thời gian sinh hoạt, làm việc, tình trạng sức khỏe và khả năng chạy của bạn.

4.3. Trang phục chạy bộ phù hợp

Khi chạy bộ bạn nên chú ý tới trang phục chạy bộ sao cho phù hợp và thoải mái nhất, điều này giúp cho quá trình chạy diễn ra tốt nhất.

Lời khuyên cho bạn là:

  • Quần áo chạy bộ: Chọn những loại quần áo thoải mái, nhẹ nhàng, thoáng mát, có độ co dãn và khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Mùa động nên mặc thêm áo dài tay co giãn, có độ đàn hồi cao.
  • Giày chạy bộ: Chuẩn bị cho mình một đôi giày phù hợp, tốt, mềm mại, tạo cảm giác êm ái, nhẹ nhàng, có thể ôm trọn đôi chân và không kích chân, không gây cảm giác khó chịu.
Việc lựa chọn trang phục phù hợp khi chạy bộ giữ vai trò vô cùng quan trọng
Lựa chọn trang phục phù hợp khi chạy bộ vô cùng quan trọng

4.4. Địa điểm chạy bộ hợp lý

Bạn có thể chọn hình thức chạy bộ tại các địa điểm ngoài trời hoặc chạy bộ trong nhà với máy chạy bộ:

  • Chạy bộ ngoài trời: Chọn các khu vực gần nơi mình sống để chạy, tuy nhiên, nên chọn những đoạn đường có địa hình bằng phẳng, ít vật cản, ít người qua lại, cung đường chạy rộng rãi, thoáng mát, trong lành để việc chạy bộ được diễn ra suôn sẻ. Một số nơi thích hợp như: chạy bộ trong khu công cộng, công viên, các đường thưa quanh bãi biển,…
  • Chạy bộ tại nhà, phòng Gym với máy chạy bộ điện

4.5. Kỹ thuật chạy bộ đúng tốt cho tăng chiều cao

Có rất nhiều cách chạy nhưng theo các HLV chuyên gia sức khỏe, kỹ thuật chạy bộ giúp tăng chiều cao tốt nhất là chạy nước rút.

Chạy nước rút là kỹ thuật chạy giúp tăng chiều cao tốt nhất bởi việc chạy nước rút yêu cầu tốc độ cao và tốc độ chạy càng cao thì hormone tăng trưởng được sản sinh ra càng nhiều, kích thích chiều cao tăng lên.

Cách chạy nước rút đúng:

  • Sau khi khởi động, bạn sẽ chạy ở tốc độ bình thường nhẹ nhàng sau đó dần tăng tốc độ kết hợp vung tay mạnh để toàn bộ cơ thể đều hoạt động.
  • Để tăng cường độ chạy, bạn có thể di chuyển đôi chân nhanh hơn.

4.6. Tư thế chạy bộ tăng chiều cao đúng

Bạn cần áp dụng đúng tư thế chạy bộ để hỗ trợ việc tăng chiều cao tốt nhất.

Tư thế chạy đúng là:

  • Giữ thẳng người, đầu hơi hướng về phía trước khoảng 15 độ.
  • Hai vai thả lỏng, chân không nên dồn quá nhiều sức.
  • Khi chạy bạn nên nhấc cao chân để chân rời khỏi mặt đất, sau đó để chân tiếp đất từ giữa bàn chân rồi từ từ hạ phần ngón chân xuống để không gây căng cứng hay chấn thương phần chân.
  • Không nên chạy bước quá dài, điều này sẽ gây mất sức và không mang lại hiệu quả cho việc tăng chiều cao.
  • Đồng thời, khi hạ chân xuống bạn nên hạ một cách nhẹ nhàng, không gây ra tiếng động.
  • Khi có ý định dừng lại, bạn cần chạy chậm lại rồi dừng lại chứ không nên dừng đột ngột.
  • Hai tay khi chạy vuông góc hai bên, đánh thoải mái.
  • Duy trì nhịp hít thở đều đặn trong suốt quá trình chạy bộ.

5. Lưu ý khi chạy bộ giúp tăng chiều cao hiệu quả nhất

Rõ ràng việc bạn áp dụng chạy bộ đúng cách và theo lịch chạy khoa học sẽ hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả.

Tuy nhiên, để tăng chiều cao cũng như đạt được các lợi ích cho sức khỏe, bạn cần lưu ý thêm một số điểm sau khi áp dụng cách chạy bộ tăng chiều cao:

  • Xác định rõ mục tiêu và lên kế hoạch chạy bộ: Việc xác định mục tiêu cụ thể bạn muốn đạt được hiệu quả tăng chiều cao, nâng cao sức khỏe, cải thiện vóc dáng hình thể sẽ giúp bạn lên kế hoạch tập luyện chạy bộ cụ thể nhất. Chạy bộ sẽ không tăng chiều cao nếu bạn không có kế hoạch chạy bộ rõ ràng.
  • Duy trì lịch chạy bộ thường xuyên: Bạn cần tạo thói quen chạy bộ dựa theo lịch chạy đã xác định ở trên và duy trì thói quen này liên tục, đều đặn.
  • Kết hợp chạy bộ với các môn thể thao khác: Chạy bộ giúp tăng chiều cao tốt nhưng không phải bài tập mang đến hiệu quả tăng chiều cao tốt nhất. Vì vậy, để tăng đến chiều cao mong muốn, ngoài chạy bộ bạn còn cần phối hợp luyện tập thêm một số bộ môn khác như: bơi lội, lên xà đơn, ném bóng rổ, đánh bóng chuyền, đạp xe đạp,…
  • Ăn uống, chế độ dinh dưỡng khoa học: Bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể là chất béo, chất đạm, chất bột, vitamin và khoáng chất quan trọng như canxi để hỗ trợ tăng chiều cao phát triển tốt nhất. Bạn nên sử dụng nhiều thực phẩm giàu canxi như hải sản, trứng, sữa, rau xanh, hoa quả và các loại hạt. Chú ý là không nên ăn quá no trước khi chạy bộ.
  • Uống đủ nước: Cùng với việc chạy bộ bạn cũng cần cung cấp đủ nước cho cơ thể cả trong và sau quá trình luyện tập. Trong quá trình chạy, bạn nên nghỉ khoảng 3 – 5 phút để nghỉ ngơi và tiếp nước cho cơ thể, sau đó tiếp tục chạy. Sau khi kết thúc vận động, bạn nên nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước trước khi tắm rửa. Trong ngày, bạn cũng nên uống ít nhất 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để thanh lọc và thải độc cho cơ thể.
  • Sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc: Ngoài chạy bộ và ăn uống đầy đủ, bạn cũng nên ngủ sớm từ 10 – 11h tối và ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng để quá trình tiết ra hormone tăng trưởng của cơ thể diễn ra ổn định, cải thiện được chỉ số chiều cao.
  • Không tập luyện quá sức: Chạy bộ nhiều có tăng chiều cao không? Lời khuyên là bạn cần chú ý cường độ tập luyện chạy bộ, tần suất chạy bộ phải dựa trên yếu tố sức khỏe và khả năng thể chất của cơ thể. Tránh việc tập quá sức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khiến cho cấu trúc xương và hệ cơ tổn thương, cản trở quá trình tăng trưởng của cơ thể…

Tổng kết

Trên đây là những thông tin giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi chạy bộ có tăng chiều cao không. Nếu bạn đang ở lứa tuổi phát triển chiều cao thì lựa chọn chạy bộ như 1 bài tập bổ trợ tăng chiều cao, tăng cường thể lực, nâng cao sức khỏe toàn diện là lựa chọn thích hợp.

Để đạt hiệu quả tăng chiều cao tốt nhất với chạy bộ, bạn cần lưu ý thực hiện đúng các lưu ý khi chạy và kết hợp chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng, nghỉ ngơi, sinh hoạt phù hợp để đạt hiệu quả tăng chiều cao tốt nhất.

Chúc bạn chạy bộ vui vẻ và đạt được thành công cải thiện chiều cao như mong muốn!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nguồn: https://topkhoedep.com

5/5 - (6 bình chọn)

Thanh Huyền

Mình là Nguyễn Thanh Huyền - tốt nghiệp chuyên ngành Dược cổ truyền của Đại học Dược Hà Nội tháng 6/2018. Mình có niềm đam mê thích viết lách, du lịch, đam mê nấu ăn và thích chia sẻ! Hiện nay mình đang làm Biên tập viên nội dung cho một số website về lĩnh vực sức khỏe, kiến thức y khoa.

Bài viết liên quan

Back to top button