Cây chùm ngây là gì? 8 tác dụng của chùm ngây với sức khỏe

Chùm Ngây - từ thực phẩm vàng đến siêu dược phẩm

Cây chùm ngây là gì? Có một loài cây có giá trị kinh tế cao cũng như tác dụng với sức khỏe con người rất tốt, tuy nhiên chưa nhiều người dân Việt Nam hiểu rõ về loại cây này cũng như dược tính của nó – cây chùm ngây.

Cây chùm ngây là cây gì?  Tác dụng của cây chùm ngây là gì ?

Bài viết sau đây blog Top Khỏe Đẹp sẽ giúp bạn tìm hiểu về loài cây này – một loại cây được các nước phương Tây ví như một “siêu thực phẩm” và bán rất chạy trên Amazon.

Bạn sẽ biết được các công dụng vàng của cây chùm ngây, từ đó có thể mua chùm ngây về sử dụng.

1. Cây chùm ngây là cây gì ?

tác dụng của Cây Chùm Ngây - thần dược chữa bách bệnh

Theo Wikipedia:

Cây chùm ngây Moringa hay cây ba đậu dại, cây cải ngựa, cây dùi trống là cây thân gỗ thuộc họ Chùm ngây.

Đây là loài thực vật dễ trồng, dễ sống, có xuất xứ từ vùng Nam Á, mọc hoang và được trống khai thác, sử dụng tại nhiều nơi trên thế giới ở Đông Nam Á, Nam Mỹ, châu Phi,…

Đặc điểm của cây: thân gỗ, không có gai, lá kép hình lông chim. Thân cây trưởng thành có thể cao tới 5-6m và đường kính 10cm. Hạt màu đen, lớn cỡ đậu Hà Lan.

Chùm ngây được nghiên cứu là có giá trị dinh dưỡng cao và thuốc quý có nhiều tác dụng với sức khỏe như: tiểu đường, mõ máu, béo phì, ung thư, thiếu máu, bệnh tim mạch, bệnh gan,…

Ngoài ra, nó còn là loại cây quý đã cứu sống hàng triệu người đói thiếu ăn trên thế giới. Rau chùm ngây hoặc bột lá chùm ngây là nguồn thức ăn giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho trẻ sơ sinh và bà mẹ sau sinh.

Các bộ phận của cây chùm ngây đặc biệt là lá chùm ngây chứa rất nhiều khoáng chất quan trọng: đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin, zeatin, alpha-sitosterol…

Nghiên cứu cho biết chùm ngây chứa hơn 90 chất dinh dưỡng, 7 loại vitamin, 18 loại acid amin, 46 chất chống oxy hóa…

Chính vì thế nên toàn bộ các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thức ăn hoặc phục vụ mục đích khác nhau: lá, quả non dùng để nấu canh ăn; hạt, quả, hoa và rễ cây chùm ngây dùng như các vị thuốc.

2. Tác dụng của cây chùm ngây, lá chùm ngây

tác dụng của Cây Chùm Ngây - thần dược chữa bách bệnh

Cây chùm ngây được đánh giá là một thảo dược quý, có rất nhiều tác dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, đồng thời là nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao.

Hầu hết các bộ phận của chùm ngây đều hữu ích với con người, được sử dụng rộng rãi trong dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Dưới đây là các tác dụng của cây chùm ngây mà bạn nên biết:

2.1. Dùng làm món ăn trong bữa ăn

Nhờ thành phần dinh dưỡng cao nên hiện nay nhiều người dùng cây chùm ngây: lá non, lá già, hoa chùm ngây, quả chùm ngây non… nấu canh với thịt, tôm, nấm, ăn sống, trộn gỏi, làm rau, xào, hoặc xay nước sinh tố uống.

Lá cây chùm ngây có chứa lượng vitamin C gấp 5-7 lần quả cam, lượng canxi gấp đôi sữa bò tươi, lượng kali gấp 3 lần chuối… bên cạnh đó là hàm lượng hoạt chất cao:

  • Protein: 2 gram
  • Vitamin B6: 19% RDA
  • Vitamin C: 12% RDA
  • Sắt: 11% RDA
  • Vitamin B2: 11% RDA
  • Magie: 8% RDA

Rau chùm ngây có vị ngọt đậm tự nhiên rất dễ ăn, nên rất tốt cho cả người ăn chay, trẻ sơ sinh.

Rễ chùm ngây non có thể ăn sống hoặc làm gia vị như mù tạt. Ngoài ra, bạn có thể pha trà chùm ngây uống rất tốt.

Bạn có thể dùng lá chùm ngây phơi khô và đem tán thành bột chùm ngây để uống, trộn với cháo, bột cho trẻ em ăn.

2.2. Làm đẹp làn da, đẹp tóc

Chùm ngây chứa chất kích thích tố tăng trưởng tế bào nên giúp làm chậm quá trình lão hóa của tế bào.

Vitamin C hàm lượng cao giúp gia tăng tuần hoàn máu, giúp tăng độ đàn hồi và săn chắc hơn cho da.

Lá chùm ngây hoặc dầu chùm ngây giúp ngăn ngừa lão hóa da, giảm sẹo thâm nám, giảm nếp nhăn của da và bảo vệ da rất tốt.

Từ đó giúp da của bạn đẹp hơn và có làn da khỏe mạnh, tươi tắn căng mịn sáng bóng.

Bạn có thể dùng lá chùm ngây xay nhuyễn và đắp lên mặt từ 10-15 phút, hoặc có thể trộn cùng với tinh dầu chùm ngây.

Bên cạnh đó, chùm ngây cũng rất hiệu quả trong việc điều trị tóc bạc sớm, rụng tóc, khô tóc, giúp bạn có mái tóc đen bóng khỏe mạnh.

2.3. Bảo vệ xương khớp chắc khỏe

Cây chùm ngây chứa hàm lượng canxi, magie rất dồi dào, đây là thực phẩm bổ sung canxi tốt cho xương khớp, phòng ngừa loãng xương, giúp xương chắc khỏe.

Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, cây chùm ngây cung cấp khá đa dạng vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, nhờ tính kháng viêm, giảm đau nên chùm ngây hỗ trợ điều trị viêm khớp, gãy xương, các bệnh khớp, sụn.

Bạn có thể sử dụng chùm ngây trong bữa ăn hoặc pha trà chùm ngây, tốt cho mọi lứa tuổi.

2.4. Giàu chất chống oxy hóa, phòng chống ung thư

cây chùm ngây có tác dụng gì
Bột chùm ngây là thực phẩm giàu dinh dưỡng và dược tính

Lá chùm ngây chứa 46 hợp chất chống oxy hóa, nhất là hợp chất Zeatin, Quercetin chống lão hóa cực mạnh, và vitamin C, vitamin A dồi dào.

Do đó, chùm ngây được mệnh danh là “cây phòng ngừa ung thư“, ngăn chặn sự tăng trưởng của khối u, u xơ tiền liệt tuyến.

Các chất chống oxy hóa giúp trung hòa các tác động tàn phá của các gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi ung thư, ngăn chặn sự hình thành và lan rộng của tế bào ung thư.

Với bệnh nhân vừa phẫu thuật cắt bỏ khối u, nên dùng lá cây chùm ngây bằng cách nấu hay uống nước sinh tố đều rất tốt.

2.5. Ổn định huyết áp, hạ đường huyết

Nghiên cứu chỉ ra rằng, chùm ngây làm giảm nồng độ đường huyết, ngăn ngừa tiểu đường, huyết áp cao, giảm lượng mỡ trong gan, thận, cải thiện nồng độ hemoglobin và protein ở người tiểu đường.

Lá chùm ngây chứa các thành phần như chất hiocarbamateisothiocyanate có tác dụng tích cực đối với những người bị huyết áp cao.

2.6. Điều trị mỡ máu, giảm cholesterol

Lá chùm ngây được chứng minh là có tác dụng giảm cholesterol hiệu quả và giúp cơ thể khỏe mạnh.

Từ đó sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giúp chùm ngây trở thành dược liệu chữa bệnh tim mạch quý báu.

Rễ chùm ngây có tính kích thích, giúp điều hòa lưu thông mạch máu trong cơ thể.

Đây cũng là món ăn chữa suy nhược cơ thể và bồi bổ cơ thể cho người bị mệt mỏi.

2.7. Chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn

Chùm ngây có tính chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau nhờ các chất chống oxy hóa có khả năng ức chế các enzym có hại gây viêm, giảm viêm hiệu quả.

Ngoài ra, chùm ngây còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kích thích hệ thống miễn dịch bằng các tác động tích cực: tăng tổng số bạch cầu, kháng thể,…

2.8. Giúp phục hồi sức khỏe phụ nữ sau sinh

Cây chùm ngây rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, giúp mẹ có nhiều sữa và hồi phục sức khỏe sau sinh.

Các bố mẹ có thể dùng cây chùm ngây để tăng sữa cho mẹ và chống suy dinh dưỡng cho trẻ em.

3. Lưu ý khi sử dụng rau chùm ngây

Tác dụng của cây chùm ngây với giá trị dinh dưỡng cao cũng như tác dụng dược liệu đã được nghiên cứu và xác nhận.

Chùm ngây giúp bảo vệ hệ tim mạch, giảm cholesterol, ổn định huyết áp, giảm nguy cơ béo phì…

Tuy nhiên bạn nên lưu ý sử dụng chùm ngây đúng cách để có hiệu quả cao, tránh bất cứ tác dụng phụ nào:

  • Nên sử dụng chùm ngây ở mức vừa phải. Bạn chỉ nên ăn chùm ngây khoảng 2-3 lần/ tuần và vào buổi sáng, trưa; không nên ăn vào buổi chiều và tối vì nó có nhiều chất dinh dưỡng, giúp tinh thần hưng phấn tỉnh táo, có thể ảnh hưởng giấc ngủ.
  • Phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng chùm ngây, tốt hơn hết là không dùng cho phụ nữ có thai. Vì chùm ngây có chứa alpha-sitosterol gây co cơ trơn, có thể gây sảy thai.
  • Không nên sử dụng chùm ngây thời gian dài vì có thể dẫn tới thừa canxi gây sỏi thận, người bệnh viêm loét dạ dày cũng nên lưu ý sử dụng vì hàm lượng vitamin C cao.
  • Không nấu chùm ngây quá kỹ, chỉ nên nấu vừa chín tới đảm bảo các chất dinh dưỡng cao nhất. Tất cả sản phẩm từ cây chùm ngây thì nên dùng trong ngày, tránh để sang ngày hôm sau sẽ hỏng, mất giá trị dinh dưỡng.

Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

//Bài viết tham khảo kiến thức, mọi sao chép trái phép là vi phạm bản quyền.

*Các bài viết tại blog Top Khỏe Đẹp chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

4.8/5 - (13 bình chọn)

Thanh Huyền

Mình là Nguyễn Thanh Huyền - tốt nghiệp chuyên ngành Dược cổ truyền của Đại học Dược Hà Nội tháng 6/2018. Mình có niềm đam mê thích viết lách, du lịch, đam mê nấu ăn và thích chia sẻ! Hiện nay mình đang làm Biên tập viên nội dung cho một số website về lĩnh vực sức khỏe, kiến thức y khoa.

Bài viết liên quan

Back to top button