(Giải đáp) Người bị đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?

Khoai lang là loại củ dân dã rất tốt cho sức khỏe và được nhiều người ưa thích. Nhưng đối với người đang bị đau dạ dày (đau bao tử) thì sao?

Người bị đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?  Khoai lang có tốt cho dạ dày không? 

Đau dạ dày là một trong những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa rất phổ biến hiện nay, xảy ra với mọi lứa tuổi. Chính vì thế nên chế độ dinh dưỡng và thực đơn ăn uống dành cho người mắc các bệnh liên quan tới dạ dày cần được chú trọng và kỹ lưỡng.

Hãy cùng blog Top Khỏe Đẹp tìm đáp án cho câu hỏi người bị đau dạ dày có nên ăn khoai lang không ngay sau đây nhé!

>> Xem thêm: 10+ quyển sách về sức khỏe hay nhất bạn nên đọc

1. Người bị đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?

Câu trả lời là: Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn được khoai lang.

Theo thầy thuốc Nguyễn Mạnh Ninh, hiện đang công tác tại bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Củ khoai lang có tác dụng giảm đau dạ dày rất tốt” và người bị đau dạ dày có thể ăn được khoai lang.

  • Nếu mỗi ngày ăn khoảng 100g khoai lang sẽ rất có lợi đối với hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn.

Thầy thuốc Nguyễn Mạnh Ninh cũng nhấn mạnh rằng, việc ăn khoai lang chỉ giúp cải thiện, giảm bớt các triệu chứng đau dạ dày chứ không thể chữa khỏi bệnh.

Người bị đau dạ dày cần tìm hiểu kỹ để ăn khoai lang đúng cách, an toàn và hiệu quả. Đồng thời, kết hợp với các liệu pháp điều trị bệnh dạ dày để đạt hiệu quả hơn.

2. Tại sao người bị đau dạ dày nên ăn khoai lang?

Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g khoai lang:

  • Đường: 4,2 g
  • Tinh bột: 20 g
  • Chất xơ: 3 g
  • Canxi: 30 mg
  • Kali: 337 mg
  • Natri: 55 mg
  • Photpho: 47 mg
  • Vitamin C: 2,4 mg
  • Vitamin B3: 0,56 mg, vitamin B6: 0,21 mg
  • Các loại vitamin A, C, D, E, K, vitamin nhóm B

Qua nghiên cứu, củ khoai lang chứa nhiều dưỡng chất như: tinh bột, chất xơ, vitamin A, B6, C, beta – caroten có tác dụng tốt với dạ dày:

  • Kiểm soát acid dịch vị trong dạ dày.
  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh dạ dày, giảm những cơn đau dạ dày.
  • Bảo vệ niêm mạc, hạn chế nguy cơ viêm loét dạ dày.
  • Kích thích hoạt động của nhu động ruột, nhuận tràng, phòng chống táo bón, rối loạn tiêu hóa.
Đau dạ dày có nên ăn khoai lang không
Tác dụng của khoai lang đối với người đau dạ dày

Giải thích chi tiết hơn, mỗi thành phần chứa trong khoai lang đều đóng vai trò quan trọng tác động đến sự hoạt động của dạ dày.

Khoai lang có 3 loại thường gặp nhất là: khoai lang mật, khoai lang trắng và khoai lang tím. Tất cả đều có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là với hệ tiêu hóa:

  • Tinh bột chiếm đến 70% trong khoai lang, khi đi vào trong dạ dày sẽ tạo nên lớp màng nhầy bao bọc niêm mạc khỏi sự tấn công của acid.
  • Chất xơ có trong khoai lang có tác dụng trung hòa dịch vị acid, cân bằng độ pH ở mức ổn định. Hơn nữa chất xơ có tác dụng kích thích nhu động ruột, cải thiện hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Beta – caroten hoạt động như một chất chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày diễn biến nặng hơn.
  • Khoai lang là nguồn vitamin A, vitamin C dồi dào giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, giảm viêm loét dạ dày và phục hồi chức năng của cơ quan này. Vitamin B đặc biệt là B6 có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.
  • Hàm lượng magie cao trong khoai lang có tác dụng giảm căng thẳng hệ thần kinh, ngăn chặn các cơn đau dạ dày cho stress gây ra.
  • Protein trong khoai lang hỗ trợ hiệu quả trong việc chống lại các gốc tự do gây hại, chống oxy hóa.

Theo Đông Y, khoai lang là thực phẩm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can, lợi mật, ích khí, tiêu viêm, bồi bổ cơ thể…. Vì vậy ăn khoai lang còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh khác như:

  • Giảm viêm, chống viêm.
  • Ngăn ngừa ung thư.
  • Hỗ trợ giảm cân.
  • Ổn định huyết áp.
  • Nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa.

Với những lý do trên, người đau dạ dày có nên ăn khoai lang không thì lời khuyên chính là: nên bổ sung khoai lang vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày để bồi bổ cơ thể, hỗ trợ đẩy lùi cơn đau dạ dày.

Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn khoai lang với liều lượng vừa đủ và đúng cách để mang lại hiệu quả mong muốn.

>> Xem thêm: Đau dạ dày có nên ăn chuối không?

3. Cách ăn khoai lang tốt cho người đau dạ dày

Khoai lang rất tốt đối với sức khỏe con người đặc biệt là người bị đau dạ dày.

Tuy nhiên, ăn khoai lang thế nào mới đúng cách, giúp cải thiện tình trạng bệnh đau dạ dày?

Những người bị đau dạ dày cần phải lưu ý một số vấn đề sau khi ăn khoai lang:

  • Không nên ăn quá nhiều khoai lang: Chỉ nên ăn với lượng vừa đủ từ 100g – 200g mỗi ngày. Bởi vì nếu ăn quá nhiều sẽ kích thích dạ dày sản sinh ra một lượng khí CO2 lớn gây ra tình trạng ợ chua, đầy hơi.
  • Thời điểm ăn thích hợp nên là sau bữa trưa khoảng 1 tiếng sẽ thúc đẩy nhanh quá trình hấp thụ các khoáng chất trong khoai lang.
  • Người bị đau dạ dày tránh ăn khoai lang vào buổi tối bởi hàm lượng tinh bột cao rất khó tiêu, dễ gây ra hiện tượng trào ngược, ợ chua, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Đặc biệt, người bị đau dạ dày không nên ăn khoai lang khi đói. Vì hàm lượng đường và tinh bột trong khoai lang cao khi ăn lúc đói sẽ kích thích tăng tiết dịch vị dạ dày tiết, gây ra các triệu chứng nóng ruột, ợ hơi, ợ chua, trào ngược axit lên thực quản.
  • Tuyệt đối không ăn khoai lang sống. Tinh bột và các enzym trong khoai lang chưa được nấu chín kỹ sẽ gây đầy hơi, ợ chua. Vì vậy người bệnh đau dạ dày nên nấu chín kỹ khoai lang.
Khoai lang sống không tốt cho người đau dạ dày
Ăn khoai lang sống là điều cấm kỵ đối với người bị đau dạ dày
  • Nên ăn khoai lang kết hợp với chế độ dinh dưỡng nhiều rau quả và các món ăn khác giúp tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
  • Người bị đau dạ dày không ăn đồng thời khoai lang và quả hồng. Vì chất pectin và tanin trong quả hồng kết hợp với đường bột của khoai lang sẽ tạo thành chất kết tủa khiến dạ dày khó chịu, làm tăng nguy cơ viêm loét, xuất huyết dạ dày.
  • Không nên ăn vỏ khoai lang, củ bị hà, hỏng. Vì vỏ khoai lang rất khó tiêu sẽ không tốt cho dạ dày. Những củ có vết đốm đen là bị nhiễm khuẩn, dễ bị ngộ độc.
  • Không nên ăn khoai lang thay cơm hoàn toàn. Việc sử dụng khoai lang quá nhiều sẽ gây đầy bụng. Bạn nên ăn xen kẽ bữa cơm 3 – 4 lần một tuần bằng các món khác nhau.

>> Xem thêm: Top 10 viên uống thực phẩm chức năng DHC Nhật Bản tốt nhất

4. Một số món ăn từ khoai lang tốt cho dạ dày

Khoai lang là thực phẩm quen thuộc của người dân Việt Nam được chế biến theo nhiều cách khác nhau như khoai luộc, hấp, khoai lang nướng, nấu súp, cháo

Đối với những người đau dạ dày nên chế biến khoai lang thành các món mềm, dễ tiêu như luộc, hấp, nấu cháo, súp.

4.1. Khoai lang luộc, khoai lang hấp

Khoai lang luộc

Đây là món ăn khá đơn giản, dễ làm lại có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày.

Đây cũng là món ăn ưa thích của rất nhiều người, giữ được nguyên các chất dinh dưỡng.

  • Củ khoai được rửa sạch, có thể gọt vỏ hoặc để cả vỏ đã rửa thật sạch. Khi nấu chín nhớ bóc bỏ vỏ khoai.
  • Khoai cho vào nồi nước luộc hoặc nồi hấp cách thủy cho chín kỹ.

4.2. Canh khoai lang nấu sườn

Món ăn bổ dưỡng phù hợp với người bị đau dạ dày.

Sự kết hợp của khoai lang và sườn heo giúp chất beta-caroten dễ hòa tan trong chất béo.

Món canh khoai lang nấu sườn thơm ngon mà lại bổ dưỡng
Món canh khoai lang nấu sườn thơm ngon mà lại bổ dưỡng

Nguyên liệu:

  • 100g khoai lang.
  • 300g sườn non.
  • Hành, mùi.
  • Gia vị cần thiết.

Cách làm:

  • Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng miếng vừa ăn.
  • Sườn rửa sạch, trần qua nước sôi loại bỏ tạp chất.
  • Hành băm nhỏ, cho vào phi thơm, cho sườn vào đảo cùng vài phút. Cho một chút gia vị vào.
  • Sau đó đổ lượng nước vừa đủ vào nồi nấu sườn khoảng 10 phút thì cho khoai vào
  • Tiếp tục ninh nhừ với lửa cho cho đến khi khoai chín mềm.
  • Nêm nếm gia vị vừa đủ, cho hành lá, rau mùi vào và tắt bếp.

4.3. Chè khoai lang đậu xanh

Đây là món ăn sáng, tráng miệng vô cùng hấp dẫn, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mọi người, đặc biệt là người bị đau dạ dày.

Để món ăn phát huy tốt nhất hiệu quả cải thiện bệnh, bạn có thể ăn khoai lang vào bữa sáng hoặc bữa chiều 3-4 giờ và nên ăn 3-4 lần/ tuần.

Món chè khoai lang đậu xanh
Chè khoai lang đậu xanh là món ăn nhẹ tuyệt vời cho người bị đau dạ dày

Nguyên liệu:

  • Khoai lang: 1 – 2 củ
  • Nước cốt dừa
  • Đậu xanh
  • Bột đao
  • Đường

Cách làm:

  • Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng miếng vừa ăn. Ngâm với nước chanh khoảng 15 phút cho khoai không bị thâm.
  • Đậu xanh ngâm 2 tiếng, rửa sạch và vớt ra để ráo.
  • Cho khoai và đậu xanh vào nồi đun đến khi chín nhừ.
  • Thêm nước cốt dừa, bột đao, đường vào đun tiếp cho sánh thì tắt bếp.
  • Chè dùng khi còn nóng hay để nguội đều được.

4.4. Súp khoai lang

Món súp khoai lang mềm, dễ chế biến là món ăn rất tốt cho người bị đau dạ dày.

Món súp khoai lang

Nguyên liệu:

  • Khoai lang: 2 củ.
  • Nước dùng hầm từ xương gà.
  • Hành tây.
  • Bơ: 15g.
  • Tỏi băm, hành, gia vị.

Cách làm:

  • Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ cắt thành từng miếng vừa ăn.
  • Hành tây cắt nhỏ.
  • Cho bơ vào nồi đun chảy, rồi cho hành tây, tỏi vào xào thơm.
  • Đổ nước hầm từ xương gà và khoai vào nồi, đun sôi cho đến khi khoai chí.Thêm gia vị vào cho vừa miệng.
  • Tắt bếp, cho súp ra chén, rắc hành, rau mùi lên trên và thưởng thức.

4.5. Khoai lang nghiền với gừng

Sự kết hợp giữa khoai lang với gừng không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa còn giúp làm giảm sự tác động của acid tới niêm mạc dạ dày.

Khoai lang nghiền với gừng
Khoai lang nghiền gừng – thực đơn bổ dưỡng cải thiện tình trạng đau dạ dày

Nguyên liệu:

  • Khoai lang.
  • Dầu dừa.
  • Gừng băm nhỏ.
  • Hành tím, tỏi, giấm táo.

Cách làm:

  • Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng khoanh đem hấp chín mềm.
  • Khoai bỏ ra tô dùng thìa nghiền nhuyễn.
  • Đun nóng một chút dầu dừa, phi thơm hành, tỏi, gừng.
  • Đổ hỗn hợp vừa đun vào bát khoai, thêm một ít giấm táo, gia vị vừa đủ và trộn đều.
  • Có thể ăn ngay, ăn kèm chút rau và ức gà áp chảo sẽ rất hấp dẫn.

5. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống đối với người đau dạ dày

Người bị đau dạ dày trong quá trình điều trị cần kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học.

Một số lưu ý dưới đây bạn cần chú ý để giúp tình hình bệnh đau dạ dày được cải thiện một cách tốt nhất:

  • Nên ăn thực phẩm mềm, nhuyễn, dễ tiêu hóa giúp dạ dày bớt áp lực và có thời gian phục hồi.
  • Tránh xa các thực phẩm chứa chất kích thích như đồ uống có cồn, đồ uống có gas.
  • Tránh ăn đồ cay, đồ chiên nhiều dầu mỡ, thực phẩm có tính axit cao.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ gồm rau củ quả, và các loại thịt được chế biến kỹ.
  • Chế độ nghỉ ngơi khoa học, tránh thức khuya, làm việc căng thẳng sẽ làm cơn đau dạ dày thêm nặng hơn.

Tổng kết

Khoai lang là thực phẩm lành mạnh, rất tốt cho sức khỏe con người.

Hy vọng với những thông tin trên giúp bạn không còn lo lắng về việc “đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?”.

Ăn khoai lang tốt cho dạ dày và bạn có thể tự tin bổ sung khoai lang vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày.

Tuy nhiên, ăn khoai lang hay bất cứ thực phẩm nào cũng nên ăn với lượng phù hợp, điều độ, xây dựng thực đơn đa dạng phong phú sẽ tận dụng tối đa công dụng tuyệt vời của khoai lang.

Chúc bạn khỏe mạnh!

*Các bài viết tại blog Top Khỏe Đẹp có tính chất tham khảo thông tin, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

4.9/5 - (7 bình chọn)

Thanh Huyền

Mình là Nguyễn Thanh Huyền - tốt nghiệp chuyên ngành Dược cổ truyền của Đại học Dược Hà Nội tháng 6/2018. Mình có niềm đam mê thích viết lách, du lịch, đam mê nấu ăn và thích chia sẻ! Hiện nay mình đang làm Biên tập viên nội dung cho một số website về lĩnh vực sức khỏe, kiến thức y khoa.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button