Top 10+ chữa viêm tai giữa tại nhà theo dân gian cực hiệu quả

Tìm hiểu cách chữa viêm tai giữa tại nhà sao cho hiệu quả nhanh nhất được rất đông người tìm kiếm. Viêm tai giữa là bệnh lý rất phổ biến trong các bệnh về tai và đặc biệt hay mắc phải ở trẻ nhỏ.

Cách chữa viêm tai giữa như thế nào hiệu quả? Có những cách chữa viêm tai giữa bằng thuốc dân gian nào?

Hãy cùng blog Top Khỏe Đẹp tìm hiểu 12 cách điều trị viêm tai giữa tại nhà qua bài viết tổng hợp kinh nghiệm chữa viêm tai giữa dưới đây nhé!

1. 12 cách chữa viêm tai giữa bằng thuốc dân gian tại nhà hiệu quả an toàn

Cách 1: Chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá

Rau diếp cá hay dấp cá là loại thảo dược nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, có tác dụng ức chế được sự phát triển của các loại vi khuẩn trong cơ thể.

cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá
cách chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá

Chính vì thế mà rau diếp cá được sử dụng phổ biến trong dân gian nhằm ức chế các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa rất công hiệu, được dùng để chữa viêm tai giữa ở trẻ em cũng như người lớn.

Cách chữa viêm tai giữa tại nhà bằng rau diếp cá như sau:

+) Dùng rau diếp cá tươi

Nguyên liệu:

  • 50g rau diếp cá tươi.

Cách làm:

  • Rau diếp cá rửa sạch với muối để diệt khuẩn. Sau đó để ráo nước rồi giã nhuyễn hoặc dùng cối xay nát hoặc máy ép lấy nước.
  • Vắt lấy phần nước cốt rồi đem bỏ vào bình thủy tinh.
  • Lấy bông gòn thấm nước lá diếp cá rồi nhỏ từ từ 1 – 3 giọt vào phần tai bị viêm.
  • Áp dụng 2 – 3 lần/ ngày để điều trị hiệu quả cho tới khi bệnh khỏi hẳn.

+) Dùng rau diếp cá khô

Nguyên liệu:

  • 20g rau diếp cá khô hoặc đã sao vàng.
  • 10g táo đỏ.

Cách làm:

  • Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào sắc chung cùng 500 – 600ml nước. Nấu cho đến khi cạn còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp.
  • Lấy phần nước thu được chia ra uống 3 lần/ ngày.
  • Uống đều đặn trong khoảng 1 tuần thì sẽ khỏi bệnh.
  • Nước uống chỉ uống trong một ngày, không được để qua ngày hôm sau dễ gây đau bụng. 

Ngoài việc sử dụng rau diếp cá để chữa viêm tai giữa ở trẻ em, nó còn được sử dụng trong việc điều trị các bệnh khác như sốt ở trẻ nhỏ, viêm họng hay bệnh dạ dày, chữa đau mắt đỏ.

Chữa viêm tai giữa bằng rau dấp cá là phương pháp tự nhiên ít tốn kém chi phí mà lại an toàn, không gây tác dụng phụ, có thể cải thiện bệnh ngay tại nhà.

Cách 2: Điều trị viêm tai giữa bằng phèn chua

Bệnh viêm tai giữa thuộc nhóm đường hô hấp trên, thường sẽ không tự khỏi và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Để điều trị căn bệnh này, nhiều người đã áp dụng cách chữa viêm tai giữa bằng phèn chua được lưu truyền trong dân gian.

cách chữa viêm tai giữa bằng phèn chua
cách chữa viêm tai giữa bằng phèn chua

Theo y học cổ truyền, phèn chua không độc, tính hàn, vị chua, có tác dụng giảm độc, sát trùng, giảm ngứa.

Dùng phèn chua đúng cách có thể giảm đau nhức, sưng viêm trong tai giữa, cải thiện tình trạng viêm nhiễm, làm lành vết loét như viêm tai giữa.

Bạn tham khảo 2 cách điều trị viêm tai giữa bằng phèn chua tại nhà được nhiều người áp dụng sau:

+) Dùng phèn chua và ngũ bội tử

Nguyên liệu:

  • 50g ngũ bội tử (*)
  • 50g phèn chua

Cách làm:

  • Cho 2 nguyên liệu trên lên 1 miếng sắt dẹp rộng để vừa lên bếp. Đun trên bếp với lửa vừa đến khi phèn chua chảy ra quyện lại với ngũ bội tử là tắt bếp. Ta sẽ có được một tảng hỗn hợp xốp đều màu trắng.
  • Lấy phần màu trắng dùng chày nghiền, tán nhỏ thành bột mịn và cho vào lọ thủy tinh nhỏ để dùng dần.

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh tai bằng oxi già, dùng tăm bông lau sạch tai để cho khô.
  • Cuộn tờ giấy sạch thành hình chiếc tẩu nhỏ cho một đầu vừa với lỗ tai. Cho thuốc vào đầu của chiếc tẩu và thổi thuốc vào tai đang bị viêm chảy mủ. Mỗi lần cho vào lượng bột thuốc bằng hạt đậu xanh.
  • Làm 2 lần/ ngày sáng + tối,  3 – 4 ngày liên tiếp là hết viêm và chảy mủ.

+) Dùng phèn chua và lá hẹ

Nguyên liệu:

  • 100g lá hẹ tươi
  • 50g phèn chua

Cách làm:

  • Lá hẹ rửa sạch, giã nát lấy nước cốt.
  • Phèn chua đun nóng đến khi hóa lỏng thì để nguội bớt.
  • Trộn đều phèn chua với nước cốt lá hẹ và cho vào lọ nhỏ để dùng dần.

Cách sử dụng:

  • Lấy hỗn hợp nhỏ vào tai bị viêm 2- 3 lần/ ngày.
  • Mỗi ngày nhỏ 2 giọt cho đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

Lưu ý:

  • Trẻ nhỏ hay người lớn đang uống kháng sinh nên phải ngưng ít nhất 24 tiếng sau khi uống kháng sinh mới áp dụng được phương pháp này.
  • Chí áp dụng cho người bệnh viêm tai giữa, viêm tai giữa chảy mủ nhưng mủ chưa chảy ra ngoài tai, chưa thủng màng nhĩ.
  • Nếu có các triệu chứng bất thường, nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được kịp thời điều trị.

*Ngũ bội tử: Túi đặc biệt do nhộng của con sâu ngũ bội tử gây ra trên những cành và cuốn lá của cây muối hay diêm phu mộc.

Cách 3: Điều trị viêm tai giữa bằng xông hương

Cách chữa trị viêm tai giữa bằng xông hương hay thổi hương vào tai bị viêm là một bài thuốc dân gian đã có từ lâu, là phương pháp trị viêm tai giữa dân gian được không ít người truyền tai nhau.

Bài thuốc có công dụng điều trị các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa ở cả người lớn và trẻ em, đồng thời có khả năng ngăn ngừa dị ứng, kháng viêm, giúp an thần, giảm đau hiệu quả.

Hơn nữa, nó còn có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn. Dưới đây là cách chữa viêm tai giữa bằng xông hương:

Nguyên liệu:

  • Huyền sâm, bạch chỉ, bồ công anh, hoàng cầm, kim ngân hoa, thổ phục linh, hạ khô thảo.
  • Xi lanh sạch, tăm bông, nước muối sinh lý hoặc oxi già.

Cách làm:

  • Bước 1: Vệ sinh tai
    • Người lớn: Lấy tăm bông nhúng vào nước muối sinh lý hoặc oxy già đã chuẩn bị sẵn để vệ sinh tai thật sạch sẽ rồi lau khô bằng bông y tế sạch rồi mới xông thuốc.
    • Đối với trẻ nhỏ: Nên nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Bước 2: Tiến hành xông hương thảo dược
    • Đối với người lớn: Cho que thuốc vào và bịt kín. Lưu ý là điều chỉnh hướng xi lanh sao cho khói bay vào trong tai bị đau càng nhiều càng tốt.
    • Đối với trẻ nhỏ: Bế bé nằm nghiêng một bên, tai bị viêm hướng ra ngoài và đầu hơi nghiêng xuống. Đặt đầu xi lanh gần với tai bị viêm, đưa que thuốc vào đầu xi lanh bịt kín tạo thành khói nhẹ. Thổi nhẹ nhàng để giúp khói thuốc bay vào tai càng nhiều càng tốt.

Lưu ý:

  • Sau 1 – 3 ngày áp dụng đều đặn, tai bị viêm giữa sẽ khô dần, không chảy mủ nữa. Đến khi thấy có mủ khô bị đẩy ra ngoài, bạn dùng khăn mềm ngâm nước muối ấm vắt nước rồi lau nhẹ nhàng.
  • Không ngoáy sâu và mạnh tay vào bên trong tai.
  • Điều chỉnh lượng thuốc sao cho phù hợp với từng đối tượng. Lượng thuốc sử dụng cho trẻ em nên ít hơn của người lớn.
  • Đới với người lớn nên dùng mỗi ngày 1 que thuốc để có thể mang lại tác dụng nhanh chóng.
  • Bố mẹ nên thực hiện xông hương cho bé khi trẻ đang ngủ để đảm bảo an toàn.

>>Tham khảo: 10 cuốn sách về sức khỏe hay nhất nên có trong tủ sách sức khỏe gia đình

Cách 4: Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ

Mẹo chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ là 1 trong những phương pháp chữa trị bệnh viêm tai giữa không dùng thuốc kháng sinh được rất nhiều người áp dụng.

Lá hẹ (thuộc họ Hành) là vị thuốc nam quen thuộc với người Việt và được sử dụng phổ biến làm thực phẩm.

Lá hẹ có tính mát có tác dụng thanh nhiệt và giải độc, giảm sưng, thảo dược này thường được áp dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có bệnh viêm tai giữa ở trẻ em và người lớn.

điều trị viêm tai giữa bằng lá hẹ
cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ

Các bài thuốc chữa trị viêm tai giữa từ lá hẹ đã được dân gian áp dụng từ lâu, nhưng hiện nay thì vẫn còn có khá ít người biết đến phương pháp này.

Dưới đây là 3 cách chữa trị viêm tai giữa hiệu quả bằng lá hẹ:

+) Dùng lá hẹ tươi

Nguyên liệu:

  • 40 – 50g lá hẹ tươi.

Cách làm:

  • Lá hẹ tươi rửa sạch với nước muối loãng, để ráo nước. Sau đó đem giã nát và vắt lấy nước.
  • Dùng lá hẹ nhỏ trực tiếp vào tai, mỗi lần từ 1 – 2 giọt và thực hiện 2 – 3 lần/ngày.

+) Dùng lá hẹ và phèn chua

Nguyên liệu:

  • 50g lá hẹ tươi.
  • 50g phèn chua.

Cách làm:

  • Lá hẹ đem ngâm với nước muối, rửa sạch và để ráo.
  • Cắt nhỏ lá hẹ, sau đó đun lá hẹ với phèn chua cho đến khi phèn chua chảy ra hoàn toàn.
  • Dùng hỗn hợp này tán thành bột và bảo quản trong lọ thủy tinh.
  • Cuộn tờ giấy thành chiếc tẩu và cho 1/2 thìa bột, đặt vào ống tai.
  • Thổi bột thuốc vào. Ngày thực hiện 2 lần cho đến khi khỏi bệnh.

+) Các món ăn từ lá hẹ

Nguyên liệu:

  • Lá hẹ tươi.

Cách làm:

  • Bổ sung lá hẹ vào các món ăn hàng ngày nhằm cải thiện sức khỏe, giảm thân nhiệt.
  • Dùng lá hẹ cho trẻ còn cải thiện được một số triệu chứng do viêm tai giữa gây ra như: nóng sốt, lười ăn, rối loạn tiêu hóa,…

Lưu ý: Mặc dù cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ đã được lưu truyền lâu đời và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro khi điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Cách 5: Chữa viêm tai giữa bằng lông nhím

Chữa viêm tai giữa bằng lông nhím có tốt không?

Nhím là động vật hoang dã nhưng hiện nay được con người nuôi tại nhà để cung cấp thực phẩm và lấy các bộ phận lông nhím, thịt nhím để trị bệnh, trong đó dùng lông nhím chữa viêm tai giữa được áp dụng rất hiệu quả.

Đây là mẹo chữa viêm tai giữa đơn giản, có thể thực hiện tại nhà đã được rất nhiều người áp dụng an toàn và thành công.

Nguyên liệu:

  • 4 – 5 cọng lông nhím.

Cách làm:

  • Lông nhím đem sao khô vàng sau đó xay nhuyễn bột nhỏ, mịn.
  • Rắc bột lông nhím vào tai hoặc cuộn 1 tờ giấy thành phễu để thổi bột lông nhím vào tai.
  • Làm thường xuyên, đều đặn khoảng 3 – 5 ngày thì triệu chứng của bệnh viêm tai giữa sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Ngoài việc áp dụng cách chữa viêm tai giữa bằng lông nhím trên, bạn có thể thay bằng phèn chua hoặc sáp ong.

Cách chữa viêm tai giữa bằng lông nhím đem lại hiệu quả như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh, thời gian cũng như phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh.

Cách 6: Chữa viêm tai giữa bằng lá mơ lông

Lá mơ lông không chỉ là gia vị mà còn là bài thuốc tốt có sẵn trong vườn nhà và có công dụng chữa các loại bệnh như viêm tai giữa rất hiệu nghiệm.

chữa viêm tai giữa bằng lá mơ lông
chữa viêm tai giữa bằng lá mơ lông

Lá mơ lông rất lành tính và dễ dàng sử dụng điều trị viêm tai giữa dứt điểm.

Các chuyên gia y học cổ truyền khuyên bệnh nhân nên sử dụng lá mơ lông để điều trị chứng bệnh viêm tai giữa có mủ ở trẻ bởi lá mơ lông có công dụng hút mủ tai giữa tốt.

Bạn có thể tham khảo cách trị viêm tai giữa bằng lá mơ lông dưới đây để điều trị viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa mãn tính ngay tại nhà.

Nguyên liệu:

  •  4 – 5 lá mơ lông to.

Cách làm:

  • Lá mơ lông rửa sạch bằng nước muối pha loãng, sau đó để ráo nước.
  • Hơ trên lửa để lá mơ lông mềm nhũn.
  • Cuốn lá thành hình chiếc tẩu nhỏ sao cho đút vừa lỗ tai. Từ từ đưa vào bên trong lỗ tai, chú ý thực hiện nhẹ nhàng.
  • Giữ nguyên và thư giãn 10 phút rồi lấy ra.
  • Thực hiện mỗi ngày để đạt được kết quả tốt.

Lưu ý rằng bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng lá mơ lông giúp hút mủ tai rất tốt, tuy nhiên việc điều trị chính viêm tai giữa bên nên kết hợp các bài thuốc khác hoặc tư vấn của bác sĩ.

Cách 7: Điều trị viêm tai giữa bằng sáp ong

Một trong những phương pháp được nhiều ngươi áp dụng là chữa viêm tai giữa bằng sáp ong.

Sáp ong là thành phần bên trong tổ ong, thường được dùng trong dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm.

Trong sáp ong giàu các axit béo, este, caffeine,… có khả năng kháng sinh, kháng viêm, giảm sưng nhẹ nên thường được dùng để cải thiện tình trạng sưng, viêm, loét trong nhiều bệnh lý, trong đó có viêm tai giữa.

cách chữa viêm tai giữa bằng sáp ong
cách chữa viêm tai giữa bằng sáp ong

Thế nhưng cần lưu ý nếu không được sử dụng đúng cách hay sử dụng sai nguyên tắc điều trị sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.

Dưới đây là cách trị viêm tai giữa bằng sáp ong:

Nguyên liệu:

  • 1 – 2 miếng sáp ong rừng.

Cách làm:

  • Sáp ong vắt ráo hết phần mật ong. Sau đó cho vào nồi để đun nóng đến khi nào sáp ong tan ra.
  • Phết sáp ong đã tan vào 1 tờ giấy, làm nhanh khi sáp còn nóng. Cuộn giấy thành hình chiếc tẩu sau cho vừa lỗ tai.
  • Bệnh nhân nằm nghiêng, hướng phần tai bị viêm lên trên. Kê cuộn giấy vào lỗ tai, đốt phần đầu để tạo luồng khói như điếu thuốc nhằm xông hơi (không để lửa cháy to).
  • Thực hiên đều đặn mỗi ngày và liên tục trong 10 ngày có hiệu quả rõ rệt.

Lưu ý:

  • Không được làm rơi sáp ong vào trong tai.
  • Mặc dù sáp ong có nhiều công dụng trị bệnh, tuy nhiên, cách chữa viêm tai giữa bằng sáp ong vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Vì thế, bạn nên thực hiện nếu được chuyên gia cho phép và có chỉ dẫn cụ thể.
  • Một số trường hợp bệnh có chuyển biến xấu, nếu thấy các dấu hiệu bất thường hay các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên gặp bác sĩ để khám và điều trị bằng phương pháp khoa học hơn.

Cách 8: Chữa viêm tai giữa bằng tỏi

Tỏi giúp tiêu diệt những vi khuẩn và virus trong tai gây ra viêm tai, giúp giảm đau và viêm nhiễm.

Vì thế bạn có thể điều trị viêm tai giữa bằng tỏi – một loại nguyên liệu dễ kiếm dễ sử dụng tại nhà.

+) Dùng dầu tỏi

Nguyên liệu:

  • Dầu tỏi nguyên chất (mua hoặc tự làm dầu tỏi olive)

Cách làm:

  • Đặt người bệnh nằm nghiêng và hướng tai bị viêm lên trên.
  • Nhỏ 2-3 giọt dầu tỏi (ấm) vào tai rồi nhẹ nhàng đặt bông gòn lên tai, ngăn dầu chảy ra ngoài.
  • Giữ nguyên tư thế người bệnh trong ít nhất 10 phút.
  • Hoặc bạn có thể ngâm miếng bông gòn sạch ngập trong dầu tỏi, sau đó đặt ngay trên ống tai để dầu từ từ chảy vào.
  • Thực hiện hàng ngày để bệnh mau được cải thiện, lưu ý cứ sau 3 ngày phải thay dầu tỏi mới.

+) Nhét tép tỏi vào tai

Nguyên liệu:

  • Vài tép tỏi tươi đã bóc vỏ, rửa sạch.

Cách làm:

  • Phương pháp này được khuyến cáo dùng cho người trưởng thành, không dùng cho trẻ em để tránh trường hợp tỏi bị đẩy vào tai trẻ quá sâu.
  • Trước khi đi ngủ, lột sạch vỏ của tép tỏi, cắt một đầu tép tỏi và bọc trong miếng gạc ấm.
  • Đem nhét vào tai trong khoảng 30 phút, dùng tay giữ miếng tỏi để không bị tuột, không đẩy tỏi vào quá sâu.
  • Công dụng của tỏi sẽ giúp dịch trong tai được hút một cách đáng kể, đồng thời giúp giảm viêm trong tai.

>> Xem ngay: 

Cách 9: Chữa viêm tai giữa từ cây sống đời

Cây sống đời hay cây bỏng, cây thuốc bỏng ngoài làm cảnh còn được sử dụng làm thuốc trong dân gian. Cây sống đời có tác dụng mát gan, thanh lọc cơ thể, giải nhiệt,…

Nhờ có chứa các chất có khả năng tiêu viêm, được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, nên được sử dụng để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh viêm tai giữa như đau, nhức chảy mủ.

Lá sống đời thường được dùng để điều trị bệnh viêm tai giữa có mủ, giảm sưng nóng và viêm ở ống tai giữa.

Tuy nhiên cách chữa viêm tai giữa từ cây sống đời chỉ có tác dụng tốt đối với trường hợp cấp tính.

Bài thuốc sử dụng cây sống đời để chữa viêm tai giữa vô cùng đơn giản, người bệnh có thể thực hiện nay tại nhà với các khâu chuẩn bị và các bước thực hiện đơn giản sau đây:

Nguyên liệu:

  • 3 – 5 lá cây sống đời tươi.

Cách làm:

  • Rửa sạch lá cây sống đời bằng nước muối pha loãng, để ráo nước. Thái lá thành từng miếng nhỏ, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt.
  • Đổ nước cốt vào lọ hoặc lọ thuốc nhỏ tai sạch, nhỏ vào tai, mỗi lần nhỏ từ 1 – 2 giọt.
  • Thực hiện cách này 1 – 2 lần/ ngày và kiên trì trong 1 tuần, bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Cách 10: Chữa viêm tai giữa bằng cỏ ké đầu ngựa

Chữa viêm tai giữa bằng cỏ ké đầu ngựa cũng là một bài thuốc đông y chữa viêm tai giữa cho trẻ nhỏ được sử dụng phổ biến giúp giảm viêm nhiễm và đau tai.

Nguyên liệu:

  • Cây cỏ ké đầu ngựa.
  • Lá xạ lan.
  • Lá rau ngót.

Cách làm:

  • Rửa sạch tất cả những nguyên liệu trên bằng nước muối, để ráo nước.
  • Sau đó vò nát, dùng khăn lọc lấy nước.
  • Lấy nước từ hỗn hợp này nhỏ vào trong tai mỗi ngày từ 2 – 3 lần và mỗi lần 1 – 2 giọt.

Cách 11: Chữa viêm tai giữa bằng cây sậy

Từ xưa, ông cha ta có rất nhiều bài thuốc từ thảo dược dân gian để trị bệnh viêm tai giữa. Một trong số đó là dùng cây sậy điều trị viêm tai giữa.

Bạn hãy tham khảo bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng cây sậy dưới đây:

Nguyên liệu:

  • 2 cây sậy non.

Cách làm:

  • Rửa sạch 2 cây sậy non, để ráo nước.
  • Hơ nóng phần bẹ của cây sậy trên lửa.
  • Giã nát nguyên liệu và chắt lấy nước cốt.
  • Nhỏ nước cốt cây sậy vào tai bị viêm, mỗi lần từ 1 – 2 giọt. Mỗi ngày nên thực hiện đều đặn 3 lần vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối.

Cách 12: Chữa viêm tai giữa bằng muối hạt

Ngoài các cách điều trị bằng đông y, thuốc hay thảo mộc, người bệnh có thể áp dụng cách chữa viêm tai giữa bằng muối giúp giảm đau hiệu quả mà không cần tốn tiền bạc đến bệnh viện.

Mẹo trị viêm tai giữa bằng muối hạt tương đối đơn giản nhờ tác dụng hút ẩm, kéo dịch lỏng và chất nhiễm trùng ra khỏi tai viêm.

Dưới đây là cách chữa viêm tai giữa bằng muối hạt và tất sạch, giúp giảm đau tai hiệu quả cho bé.

Nguyên liệu:

  • 200g muối hạt sạch.
  • 1 chiếc tất trắng sạch.
  • Tinh dầu oải hương (hoa oải hương) hoặc tinh dầu cây chè.

Cách làm:

  • Rang muối trên chảo hoặc cho muối vào trong lò vi sóng khoảng 1 – 2 phút.
  • Cho muối đã được làm nóng vào trong tất, nhỏ tinh dầu oải hương vào rồi buộc chặt lại.
  • Khi cơn đau xuất hiện, chườm tất có chứa muối vào phía tai bị đau trong 10 – 15 phút thì ngưng.
  • Thực hiện liên tục và đều đặn cho đến khi triệu chứng của bệnh biến mất.

Lưu ý: Tuy nhiên, dùng muối hạt chỉ là phương pháp làm dịu cơn đau tạm thời cho trẻ. Tốt nhất bố mẹ vẫn nên cho trẻ đi khám bác sĩ và làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ để nhanh khỏi bệnh.

2. Bệnh viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa hay nhiễm trùng tai giữa là một loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, xảy ra ở khoảng trống chứa đầy khí, nằm phía sau màng nhĩ (tai giữa).

bệnh viêm tai giữa là gì
bệnh viêm tai giữa là gì
cấu tạo tai giữa
cách chữa viêm tai giữa hiệu quả

Đây là loại bệnh phổ biến về tai và thường sảy ra ở trẻ nhỏ. Khi mắc phải bệnh này, bệnh nhân thường gặp phải hiện tượng đau nhức tai, tai bị chảy nước, gây khó chịu.

Nếu không được chữa trị viêm tai giữa kịp thời sẽ dẫn tới:

  • Tình trạng thủng màng nhĩ, áp xe não, giảm thính lực, điếc tai,…
  • Nếu bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu hay do điều trị không kịp thời thì hậu quả có thể gây thủng màng nhĩ, phù nề niêm mạc trong tai giữa, và viêm xương tai chũm.
  • Nguy hiểm nhất là khi biến chứng xảy ra trong sọ não như: viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng… dễ gây tử vong ở trẻ.

3. Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa là gì?

+) Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở người lớn:

  • Do các tác nhân gây viêm nhiễm vùng mũi họng như virus, vi trùng, siêu vi, vi khuẩn hay nấm.
  • Tắc vòi nhĩ do sùi, u ở vòm họng, do viêm mũi xoang mủ.
  • Do viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh lý trào ngược, do không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh.

Ví dụ: Khi điều trị cảm lạnh thông thường không hiệu quả, vòi nhĩ bị tắc, không dẫn lưu dịch tiết trong hòm nhĩ xuống họng được. Dịch nhầy bị ứ đọng lại trong tai, tạo điều kiện cho vi trùng xâm lấn, gây biến chứng viêm tai giữa.

+) Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em:

  • Ở trẻ em, do cấu trúc vòi nhĩ ngắn, độ chênh giữa tai và họng thấp nên dễ bị bít tắc bởi dịch nhầy và lây nhiễm lên vùng tai giữa gây viêm tai giữa ở trẻ em.
  • Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện, còn non yếu nên sức đề kháng kém, rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm VA,…

4. Dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai giữa

Sự khởi đầu và triệu chứng của viêm tai giữa thường xảy ra nhanh chóng.

Khi mắc phải viêm tai giữa này, người bệnh thường có một số triệu chứng thường gặp ở người lớn và trẻ em sau đây:

  • Đầu tiên là hiện tượng đau tai. Đau tai khi nằm nghiêng, với trẻ em thì khóc khi bị đặt nằm xuống, dấu hiệu cho thấy bé đang bị đau do áp lực gia tăng ở tai khi nằm.
  • Chảy nước tai, có chất lỏng, ứ dịch vàng chảy ra từ ống tai.
  • Buồn nôn hoặc có cảm giác hoa mắt, chóng mặt.
  • Sức nghe giảm, kém phản ứng với âm thanh hoặc mất một phần thính giác, mất tập trung.
  • Khó chịu, trằn trọc, quấy khóc ở trẻ em. Trẻ thường xuyên dùng tay dụi, chạm, kéo, gãi tai.
  • Trẻ ăn ít, biếng ăn, nôn ói, tiêu chảy.
  • Ù tai, chóng mặt.
  • Ho, sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Sốt có thể lên tới 39 độ C.
  • Sưng sau tai, chán ăn và khó ngủ,…

Lưu ý: Bệnh viêm tai giữa đặc biệt rất hay mắc phải ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nên cần lưu ý một vài triệu chứng phổ biến ở trẻ sau đây để kịp thời chữa trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ.

vị trí tai giữa
chữa viêm tai giữa tại nhà

5. Lưu ý khi trị viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian

Hiện nay, có khá nhiều cách chữa, mẹo chữa viêm tai giữa dân gian dù an toàn, đạt hiệu quả nhưng người bệnh không được quá chủ quan vào việc sử dụng dược liệu này, vì một số cách chữa trị chỉ mang tính truyền miệng, chưa được nghiên cứu và kiểm chứng.

lưu ý khi điều trị viêm tai giữa
lưu ý khi điều trị viêm tai giữa

Dưới đây là một số lưu ý, người bệnh cần nắm rõ để không gây hại đến sức khỏe:

  • Sử dụng mẹo chữa để điều trị viêm tai giữa chỉ là phương pháp hỗ trợ, chỉ giúp đầy lùi các triệu chứng hoặc ngăn chặn sự phát triển của các vùng viêm, không tác động tận gốc để tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm.
  • Không được lạm dụng quá các phương pháp chữa dân gian này. Tác dụng điều trị bằng phương pháp này sẽ chậm hơn so với các phương pháp điều trị Tây y.
  • Không được sử dụng vật nhọn hoặc đồ vật gì để ngoáy vào tai vì dễ gây nhiễm trùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Không được sử dụng tăm bông để chọc vào lỗ tai đang bị viêm, chỉ thực hiện khi vệ sinh tai.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng tai sạch sẽ để tránh vi khuẩn phát triển mạnh. Tốt nhất người bệnh nên sử dụng nước muối sinh lý để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng tai.
  • Tích cực bổ sung các dưỡng chất thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày. Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm. Người bệnh nên đeo khẩu trang để bảo vệ vùng mũi họng.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, giúp kết quả điều trị mang lại hiệu quả nhanh hơn.
  • Cơ địa mỗi người khác nhau giữa trẻ nhỏ và người lớn, nên cách chữa viêm tai giữa ở người lớn có thể sẽ khác cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em. Bạn cần áp dụng cẩn thận.
  • Tốt nhất, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp 12 cách chữa viêm tai giữa bằng thuốc nam dân gian tại nhà hiệu quả nhất, áp dụng cho trẻ nhỏ và người lớn. Đây đều là những mẹo khá đơn giản nhờ nguyên liệu dễ kiếm, an toàn, thực hiện dễ dàng tại nhà.

Mong rằng có thể giúp bạn tham khảo và tìm ra cách chữa trị viêm tai giữa phù hợp nhất.

Chúc bạn khỏe mạnh!

5/5 - (7 bình chọn)

Thanh Huyền

Mình là Nguyễn Thanh Huyền - tốt nghiệp chuyên ngành Dược cổ truyền của Đại học Dược Hà Nội tháng 6/2018. Mình có niềm đam mê thích viết lách, du lịch, đam mê nấu ăn và thích chia sẻ! Hiện nay mình đang làm Biên tập viên nội dung cho một số website về lĩnh vực sức khỏe, kiến thức y khoa.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button