Top 10+ cách chữa nhiệt miệng nhanh khỏi nhất an toàn tại nhà

Nhiệt miệng là một bệnh thường gặp ở hầu hết mọi người và ở mọi lứa tuổi, bệnh này tuy là bệnh nhẹ nhưng lại khá phổ biến.

Vậy cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất và hiệu quả tại nhà như thế nào, bạn hãy cùng Top Khỏe Đẹp tìm hiểu ngay nhé!

1. Các mẹo chữa nhiệt miệng nhanh khỏi nhất

Chứng nhiệt miệng gây khó chịu cho người bệnh mỗi khi vô tình chạm vào vết loét.

Để đánh bay nhiệt miệng nhanh chóng, bạn có thể áp dụng các mẹo chữa sau đây:

Áp dụng những mẹo chữa nhiệt miệng này chỉ thời gian ngắn là bạn khỏi hẳn, các vết loét không còn trắng hay sưng đau nữa.

Cách 1: Chữa nhiệt miệng bằng chườm đá lạnh

Một cách điều trị nhiệt miệng nhanh nhất hay được sử dụng, cực kì đơn giản đó là bạn hãy ngậm hoặc đặt một viên đá lạnh nhỏ lên vết nhiệt miệng.

Cái lạnh của đá sẽ làm dịu vết loét miệng và giảm viêm, làm chậm lượng máu đến vết loét, giảm đau, sưng.

Cách 2: Chữa nhiệt miệng bằng nước súc miệng Baking Soda

Cách chữa trị nhiệt miệng tốt là bạn hãy súc miệng để rửa sạch vi khuẩn với Baking Soda.

Đây là 1 nguyên liệu giúp làm trắng răng, chữa hôi miệng, loét miệng, làm giảm vi khuẩn trong khoang miệng cực kỳ hiệu quả tại nhà.

cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất
cách trị nhiệt miệng nhanh nhất

Cách làm nước súc miệng Baking Soda:

  • Pha 1 thìa cà phê Baking Soda + 2 muỗng nước ép nha đam (nếu có) + 1 cốc nước ấm.
  • Dùng súc miệng trong 15 – 20 giây hoặc đánh răng. Không được nuốt.
  • Chải răng lại với kem đánh răng như bình thường.

Thực hiện súc miệng với nước baking soda 1 lần/ngày cho đến khi hết nhiệt miệng.

Đây là công thức trị nhiệt miệng đơn giản, siêu hiệu quả giúp giảm viêm, giảm đau miệng nhanh chóng.

Cách 3: Trị nhiệt miệng bằng kem đánh răng

Kem đánh răng có chứa các thành phần như: muối tripophopha, boroglycerol, vitamin B3…là những chất giúp bảo vệ răng miệng, chống nấm, vi khuẩn, giúp phục hồi vết thương, vết nhiệt miệng công hiệu.

Cách dùng kem đánh răng chữa nhiệt miệng:

  • Lựa chọn loại kem đánh răng có chứa các thành phần trên.
  • Đánh răng hoặc bôi kem đánh răng trực tiếp lên vết nhiệt miệng.
  • Để khoảng vài phút, súc miệng lại bằng nước ấm.

Làm mỗi ngày cho đến khi nhiệt miệng khỏi hoàn toàn.

Cách 4: Trị nhiệt miệng tại nhà bằng sữa chua

Nếu bạn đang bị nhiệt miệng do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylory) gây ra, dùng sữa chua có thể giúp điều trị bệnh nhiệt miệng.

  • Bạn hãy ăn sữa chua mỗi ngày để phòng ngừa cũng như chữa nhiệt miệng.

Cách 5: Chữa nhiệt miệng bằng oxy già

Dung dịch oxy già giúp vết loét trong miệng nhanh lành hơn nhờ làm sạch vết loét, sát khuẩn.

Cách chữa nhiệt miệng triệt để bằng oxy già như sau:

  • Pha loãng dung dịch oxy già 3% với lượng nước tương ứng (1/2 nước – 1/2 oxy già).
  • Dùng tăm bông hay bông gòn để thấm dung dịch.
  • Thoa trực tiếp lên vết loét vài lần mỗi ngày.

Sau khi thực hiện, bạn không nên ăn hoặc uống trong vòng 1h.

Bạn cũng có thể pha loãng oxy già làm nước súc miệng trong khoảng 1 phút rồi nhổ ra và súc lại với nước sạch.

2. Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất theo phương pháp dân gian

Để trả lời cho câu hỏi:

Làm gì khi bị nhiệt miệng? Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất và đơn giản tại nhà?

Bôi thuốc nào trị nhiệt miệng nào nhanh khỏi nhất?

Thông thường, bệnh nhiệt miệng sẽ tự lành, không để lại sẹo mà không cần phải điều trị gì.

Tuy nhiên trong trường hợp các dấu hiệu vết loét ngày càng nặng hoặc bạn cảm thấy đau do nhiệt miệng, bạn nên áp dụng theo 1 số cách chữa trị dưới đây.

Hãy tham khảo một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà nhanh khỏi nhất bằng phương pháp tự nhiên dân gian.

Đây đều dùng các cây thuốc nam là những nguyên liệu dễ kiếm, an toàn, lành tính mà cực kỳ đơn giản dưới đây.

Cách 6: Chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Mật ong có tác dụng giữ ấm và ngăn ngừa mất nước, đồng thời kháng khuẩn, kích thích mô mới phát triển.

Với bệnh nhiệt miệng, mật ong có tác dụng chữa lành vết loét, vết sưng tấy trong khoang miệng.

Nghiên cứu cho thấy: Dung dịch mật ong 30% đã có thể ức chế, tiêu diệt hầu hết các loại nấm, vi khuẩn.

Đối với nhiệt miệng, mật ong có tác dụng lớn có thể chữa lành những vết loét, sưng đỏ trong khoang miệng cực kỳ hiệu nghiệm.

Cách dùng mật ong chữa nhiệt miệng:

  • Cách 1: Ngậm trực tiếp mật ong. Dùng mật ong ngậm để súc miệng trong khoảng 1 – 2 phút. Súc miệng lại bằng nước sạch.
  • Cách 2: Bôi trực tiếp mật ong lên vết loét miệng. Dùng tăm bông chấm vào mật ong và thoa nhẹ lên vết loét miệng nhiều lần trong khoảng 3 – 4 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày cho tới khi nhiệt miệng hết. Theo nghiên cứu, nếu sử dụng mật ong nguyên chất bôi lên các vết loét miệng liên tục trong 8 ngày, mỗi ngày vài lần thì vết loét sẽ khỏi hoàn toàn và không hề gây ra biến chứng.
  • Cách 3: Sử dụng mật ong + tinh bột nghệ. Dùng mật ong kết hợp với tinh bột nghệ cho hiệu quả chữa nhiệt miệng nhanh chóng. Tinh bột nghệ có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành vết thương nhanh chóng.Bạn hãy trộn 2 thìa mật ong + 1 thìa bột nghệ để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bôi trực tiếp hỗn hợp này vào vết loét miệng trong 2 – 3 phút rồi súc miệng bằng nước sạch. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày.
làm thế nào để hết nhiệt miệng
cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Đối với các vết nhiệt miệng nhỏ, sử dụng mật ong thì thời gian lành càng nhanh. Với vết loét lớn, bạn cần kiên trì thực hiện cho tới khi đạt hiệu quả.

Cách 7: Chữa nhiệt miệng bằng rau má

Rau má là loại rau quen thuộc với người dân Việt, nó chứa hoạt chất Triterpenoids có tác dụng làm lành vết thương, vết loét rất nhanh, giúp chữa trị dứt điểm nhiệt miệng nhanh mà đơn giản.

Cách dùng rau má trị nhiệt miệng:

  • Cách 1: Uống nước rau má. Rau má rửa sạch, để ráo nước rồi bỏ vào máy xay hoặc giã nhuyễn vắt lấy nước uống hàng ngày.
  • Cách 2: Súc miệng bằng nước rau má. Tương tự, giã rau mã lấy nước để ngậm và súc miệng 2 – 3 lần/ ngày.
  • Cách 3: Nấu canh rau má ăn hàng ngày. Bạn có thể nấu nước rau má uống hoặc dùng rau má nấu canh trong bữa ăn hằng ngày giúp làm lành các vết loét, chữa nhiệt miệng tận gốc.

Cách 8: Chữa nhiệt miệng bằng lá diếp cá

Một phương pháp trị bệnh nhiệt miệng được nhiều gia đình sử dụng là dùng rau diếp cá.

Rau diếp cá hay dấp cá, ngư tinh thảo có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng.

Vì thế nên chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá giúp vết thương se nhanh không để sẹo, rút ngắn thời gian hồi phục, điều trị nhiệt miệng tận gốc.

cách trị nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà
cách chữa nhiệt miệng bằng lá diếp cá

Cách dùng rau diếp cá chữa nhiệt miệng:

  • Cách 1: Uống sinh tố rau diếp cá. Rau diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước bỏ bã hoặc xay sinh tố uống có tác dụng rất tốt trong việc điều trị nhiệt miệng và giải nhiệt cơ thể. Có thể cho vào bình sạch để tủ lạnh uống dần.
  • Cách 2: Ăn sống rau diếp cá. Lá diếp cá rửa sạch, dùng trong bữa ăn hàng ngày cũng là cách chữa và phòng nhiệt miệng rất tốt.
  • Cách 3: Sắc rau diếp cá lấy nước uống. Dùng lá diếp cá sắc với nước, lọc bỏ lá lấy nước uống dần trong nhiều ngày liên tục cho tới khi khỏi nhiệt miệng.

>> Xem thêm: Cách trị tóc bạc sớm hiệu quả nhanh lấy lại mái tóc đen bóng

Cách 9: Chữa nhiệt miệng bằng giấm táo

Giấm táo có chứa một lượng axit acetic lớn, có tác dụng diệt vi khuẩn gây nhiệt miệng tận gốc và gia tăng lợi khuẩn trong khoang miệng.

Đây chính là một loại kháng sinh tự nhiên đối với bệnh nhiệt miệng.

Cách dùng giấm táo chữa nhiệt miệng:

  • Pha giấm táo vào nước ấm.
  • Súc miệng với dung dịch này khoảng 1 – 2 phút rồi nhổ ra, súc miệng lại bằng nước ấm.
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày để phục hồi vết loét miệng nhanh chóng.

>> Tham khảo: Tác dụng của gừng ngâm giấm với sức khỏe

Cách 10: Trị nhiệt miệng nhanh khỏi nhất bằng muối

Dùng muối để trị nhiệt miệng là 1 trong các cách đơn giản, hiệu quả nhất tại nhà vì muối có đặc tính sát khuẩn cao, làm sạch khoang miệng, chữa lành vết thương loét miệng.

cách chữa bệnh nhiệt miệng nhanh nhất
cách chữa nhiệt miệng bằng muối

Cách dùng muối chữa nhiệt miệng:

  • Cách 1: Pha nước muối loãng. Hòa tan 1 muỗng muối sạch vào cốc nước ấm, dùng nước này để súc miệng hoặc ngậm 1 lúc khoảng 30s. Thực hiện 4 – 5 lần/ngày. Thời điểm tốt nhất để súc miệng với nước muối là vào buổi sáng. Thực hiện liên tục 1 tuần sẽ có tác dụng đáng kể.
  • Cách 2: Dùng nước muối sinh lý 0,9% mua ở hiệu thuốc, súc miệng sau bữa ăn hoặc ngậm trong vài phút rồi nhổ ra.
  • Cách 3: Dùng muối iot đắp vào vết nhiệt miệng. Cứ thế để muối tan ra thì nuốt luôn.

Cách 11: Chữa nhiệt miệng bằng rau ngót

Lá rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu nên được sử dụng chữa nhiệt miệng rất hiệu quả, giúp làm dịu cơn đau và vết nhiệt miệng nhanh liền lại.

Đặc biệt rau ngót có thể kết hợp với mật ong sẽ là 1 bài thuốc dân gian tăng tính hiệu quả cao hơn.

Cách dùng rau ngót chữa nhiệt miệng:

  • Cách 1: Thoa nước rau ngót. Chọn rau ngót sạch, không có thuốc trừ sâu, rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng từ 15 – 20 phút. Giã lá rau ngót lấy nước cốt lá rau ngót, bỏ bã. Pha thêm 1 chút mật ong vào. Dùng bông thấm hỗn hợp đó thoa trực tiếp lên vết nhiệt miệng khoảng 5 – 10 phút và 2 – 3 lần/ ngày.
  • Cách 2: Ăn canh rau ngót.
  • Cách 3: Dùng cơm hấp rau ngót. Lấy nước cốt rau ngót, hòa hàn the vào, hấp cơm. Cơm chín lấy ra dùng bông sạch thấm bôi vào vết nhiệt miệng. Ngày thực hiện 2 – 3 lần.

Lưu ý:

  • Nước cốt rau ngót có thể bảo quản trong chai kín để trong tủ lạnh tối đa 4 ngày.
  • Không dùng rau ngót chữa nhiệt miệng cho phụ nữ mang thai.

Cách 12: Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non

Lá bàng non là 1 phương pháp chữa nhiệt miệng dân gian rất hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết tới cách này.

Lá bàng có tính kháng khuẩn rất cao, giúp làm sạch khoang miệng, làm lành vết loét miệng nhanh chóng.

Ngoài ra, nước lá bàng giúp trị sâu răng và viêm họng rất tốt.

Cách dùng lá bàng non chữa nhiệt miệng:

  • Dùng lá bàng non hoặc búp lá bàng non chứa nhiều nhựa càng tốt. Không dùng lá bàng già.
  • Rửa sạch, đun sôi lửa nhỏ cùng với nước trong 30 phút sau đó để nguội.
  • Dùng nước lá bàng còn ấm súc miệng, ngậm. Thực hiện nhiều lần giúp phục hồi các vết loét trong miệng, giảm đau đớn khó chịu do nhiệt miệng.
  • Có thể cho nước lá bàng vào bình, phích bảo quản.

Lưu ý: Điều trị nhiệt miệng bằng ngậm lá bàng, răng miệng sẽ bị vàng. Bạn đừng lo lắng vì điều này do nhựa lá bàng tiết ra bám vào răng miệng. Sau 1 thời gian điều trị hết nhiệt miệng sẽ hết vàng.

Cách 13: Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây

Bột sắn dây theo Đông y không những có tác dụng hạ nhiệt, giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể mà còn có tác dụng chữa trị nhiệt miệng hiệu quả.

chữa nhiệt miệng bằng phương pháp dân gian
cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây

Cách dùng bột sắn dây chữa nhiệt miệng:

  • Pha loãng 15 – 20g bột sắn dây với nước đun sôi để nguội. Không nên cho đường.
  • Uống nước sắn dây pha loãng 2 lần/ ngày. Dùng liên tục trong vài ngày các vết loét nhiệt miệng sẽ giảm.

Lưu ý: Khi trị nhiệt miệng cho trẻ em bằng sắn dây:

  • Nên nấu chín bột sắn dây để làm giảm bớt tính hàn, đồng thời dễ tiêu, hấp thụ tốt hơn.
  • Uống sắn dây tốt nhất nên uống chín, không uống nhiều quá 1 ly/ngày.

Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất bằng cách dùng bột sắn dây giúp giảm vết loét cực nhanh mà tiết kiệm chi phí.

Cách 14: Trị nhiệt miệng bằng cây cỏ mực

Cây cỏ mực hay cây nhọ nồi là loại cây thuốc có tính mát, thanh nhiệt nên giúp điều trị chứng nhiệt miệng rất công hiệu.

Cách dùng cỏ mực chữa nhiệt miệng:

  • Cách 1: Chấm nước cỏ mực. Mỗi lần bị nhiệt, bạn lấy cây cỏ mực băm hoặc vò nát sau đó chấm trực tiếp vào vết nhiệt.
  • Cách 2: Cỏ mực kết hợp mật ong. Lấy lá cỏ mực rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt sau đó hòa với mật ong. Dùng bông thấm hỗn hợp đó bôi vào chỗ sưng đau, lở loét, nhiệt miệng. Ngày bôi 2 – 3 lần.

Cách 15: Trị nhiệt miệng bằng nha đam

Nha đam hay lô hội có chứa chất glycoprotein có tác dụng chống viêm, giúp làm lành vết thương, giải độc cơ thể.

Ngoài ra, các thành phần trong nha đam có tính sát khuẩn cao, sát trùng, thanh nhiệt làm dịu cơn đau.

Do vậy, dùng nha đam để chữa vết loét, vết lở do nhiệt miệng, nhiệt lưỡi gây ra là 1 bài thuốc dân gian rất tốt.

cách trị nhiệt miệng nhanh khỏi nhất
cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Cắt một đoạn nha đam, lấy phần nhựa bôi trực tiếp vào vết nhiệt miệng.
  • Cách 2: Nha đam thái lát mỏng, đắp lên vết loét miệng.
  • Cách 3: Cắt bỏ vỏ nha đam, ép phần thịt nha đam thành gel. Lấy gel bôi vào những chỗ nhiệt miệng. Cách này giúp vết nhiệt miệng giảm sưng, lành nhanh chóng.
  • Cách 4: Dùng nước chiết xuất từ nha đam để súc miệng hàng ngày.

>> Xem thêm: 10 cách se khít lỗ chân lông mặt bằng nha đạm cực hiệu quả

Cách 16: Chữa nhiệt miệng bằng củ cải trắng

Củ cải trắng có tính lạnh, kháng khuẩn rất tốt nên ngoài công dụng là món ăn, củ cải trắng còn được dùng để chữa trị nhiệt miệng tại nhà.

Cách dùng củ cải trắng trị nhiệt miệng:

  • Rửa sạch củ cải trắng, cạo vỏ, xắt miếng.
  • Cho vào cối xay nhuyễn hoặc máy xay sinh tố lấy nước cốt.
  • Hòa thêm ít nước lọc vào rồi dùng súc miệng hoặc ngậm 10 phút và 3 lần/ngày.

Cách 17: Chữa nhiệt miệng bằng cà tím

Cà tím hay cà dái dê là nguyên liệu thiên nhiên có khả năng chữa nhiệt miệng hiệu quả, an toàn, lành tính mà đơn giản.

Cách dùng cà tím trị nhiệt miệng:

  • Cách 1: Cà tím rửa sạch, cắt miếng rồi cho vào luộc với nước cho nhừ. Sau đó ép lấy nước uống trong 2 – 3 ngày sẽ nhanh chóng đẩy lùi nhiệt miệng.
  • Cách 2: Lấy 2 trái cà tím cắt lát mỏng luộc tầm 10 phút, lấy nước uống. Nếu vừa bị, chỉ cần uống 1 lần. Nếu vết lở nặng, dùng 6 trái cà tím, chia 3 lần, uống trong 3 buổi chiều.
  • Cách 3: Chế biến món ăn từ cà tím.

Lưu ý: Theo chuyên gia khuyên không nên bỏ lớp vỏ màu tím bên ngoài, vì lớp vỏ này chứa hàm lượng vitamin rất cao có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể.

Cách 18: Chữa nhiệt miệng bằng khế chua

Quả khế chua chứa hàm lượng vitamin C lớn, giúp phục hồi vết loét nhanh chóng. Vì vậy, dùng khế chua sẽ giúp đánh tan triệu chứng nhiệt miệng, đặc biệt nhiệt miệng ở lưỡi cực kỳ hiệu quả.

cách trị nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà
cách chữa nhiệt miệng bằng khế chua

Cách trị nhiệt miệng bằng khế chua:

  • Lấy 2 – 3 quả khế chua, rửa sạch, giã nát, cho vào đun sôi. Chờ nước nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
  • Thực hiện liên tục trong 3 – 4 ngày, vết loét miệng sẽ biến mất nhanh chóng.

>> Tham khảo: 5 cách chữa tóc bạc sớm bằng khế chua hiệu quả

3. Một số loại thuốc bôi nhiệt miệng, thuốc chữa nhiệt miệng

Với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay thì có rất nhiều loại thuốc bôi có thể điều trị nhiệt miệng rất tốt và an toàn, chữa dứt điểm vết loét miệng.

Khi bạn chẳng may bị nhiệt miệng nặng hoặc mãn tính, có thể sử dụng các loại thuốc bôi chữa nhiệt miệng dưới đây

4. Áp dụng thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa nhiệt miệng

4.1. Thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp khi bị nhiệt miệng

Trong thời gian bị nhiệt miệng, để hạn chế diễn biến nặng hơn của các vết nhiệt miệng, bạn nên thực hiện 1 số thói quen sinh hoạt sau:

  • Chăm sóc, vệ sinh miệng sạch sẽ: Thường xuyên súc miệng bằng nước muối nhạt hoặc baking soda, tốt nhất nên súc miệng bằng nước trà xanh có pha muối, sẽ giúp vết loét mau liền.
  • Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng: Tránh để bàn chải đánh răng chải vào vết loét miệng làm tổn thương đến các vùng bên trong miệng.
  • Chườm đá vào vết nhiệt miệng 2-3 lần/ ngày.

4.2. Thực phẩm nên và không nên khi bị nhiệt miệng, loét miệng

Để giúp quá trình điều trị nhiệt miệng nhanh và tận gốc, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung đủ các thực phẩm có chức năng giúp thanh nhiệt, làm mát.

Đồng thời nên hạn chế một số loại thực phẩm có thể khiến cho vết loét thêm sâu, khó phục hồi.

Tham khảo một số gợi ý của chúng tôi:

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi, môi, trong khoang miệng hiệu quả triệt để bằng phương pháp dân gian là chủ yếu.

Qua bài viết này hy vọng bạn đã biết được mình nên làm gì khi bị nhiệt miệng và cách để trị nhiệt miệng tận gốc cũng như biết cách để tránh nhiệt miệng.

Đây cũng là những cách chữa nhiệt miệng nhanh khỏi nhất tại nhà mà an toàn, đơn giản, giúp bạn đánh bay nỗi đau khi bị nhiệt miệng.

Chúc bạn mạnh khỏe!

5/5 - (4 bình chọn)

Thanh Huyền

Mình là Nguyễn Thanh Huyền - tốt nghiệp chuyên ngành Dược cổ truyền của Đại học Dược Hà Nội tháng 6/2018. Mình có niềm đam mê thích viết lách, du lịch, đam mê nấu ăn và thích chia sẻ! Hiện nay mình đang làm Biên tập viên nội dung cho một số website về lĩnh vực sức khỏe, kiến thức y khoa.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button