Việt Nam gia nhập WTO năm nào? Thành viên thứ mấy của WTO?

1. Việt Nam gia nhập WTO năm nào?

Ngày 11/1/2007 tại trụ sở WTO tại Geneva, Thụy Sĩ, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức được Tổ chức Thương mại thế giới WTO tiến hành nghi lễ trao thẻ thành viên chính thức.

Như vậy, Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO vào ngày 11/1/2007.

Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 11/1/2007.

Với việc Việt Nam gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện qua các lĩnh vực: tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, cán cân xuất, nhập khẩu,…

2. Việt Nam là thành viên thứ mấy của WTO?

Việt Nam gia nhập WTO năm nào
Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy chúc mừng đại sứ Việt Nam tại WTO Ngô Quang Xuân nhân dịp Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO sáng 11/1/2007 tại trụ sở WTO Geneva, Thụy Sĩ. Nguồn: TTXVN

Lúc 17h ngày 7/11/2006, tại trụ sở WTO, ông Eirik Glenne – Chủ tịch Đại hội đồng WTO đã gõ búa chính thức xác nhận Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này.

Như vậy là VN hoàn tất quá trình gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006 còn chính thức làm lễ gia nhập và tham gia các hoạt động của WTO vào ngày 11/1/2007.

3. Quá trình gia nhập tổ chức WTO của Việt Nam

  • 1/1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Ban Công tác xem xét việc gia nhập của Việt Nam với Chủ tịch là ông Eirik Glenne, Đại sứ Na Uy tại WTO.
  • 8/1996: Việt Nam nộp bị WTO đưa ra quyết định “Bị vong lục về chính sách thương mại“.
  • 1996: Bắt đầu đàm phán Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA).
  • 1998 – 2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công tác về Minh bạch hóa các chính sách thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999 và 11-2000. Kết thúc 4 phiên họp, Ban công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản đã kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường.
  • 7/2000: Ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ.
  • 12/2001: BTA có hiệu lực.
  • 4/2002: Tiến hành phiên họp đa phương lần thứ 5 với Ban công tác. Việt Nam đã đưa ra Bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vụ. Tiếp đến thực hiệp đàm phán song phương.
  • 2002 – 2006: Đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm phán, với 2 mốc quan trọng.
  • 10/2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU – đối tác quan trọng lớn nhất.
  • 5/2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ – đối tác cuối cùng trong 28 đối tác cần phải đàm phán.
  • 26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến 10-2006.
  • 7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập của Việt Nam, kết thúc 11 năm tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa phương và tham vấn từ khi đệ đơn gia nhập vào năm 1995.
  • 11-1-2007: WTO chính thức nhận được quyết định phê chuẩn chính thức của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Bắt đầu từ lúc này, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức WTO.

4. Việt Nam gia nhập WTO có thuận lợi và khó khăn gì?

4.1. Các thuận lợi và lợi ích khi Việt Nam gia nhập WTO

Khi tham gia WTO sẽ giúp Việt Nam mở rộng thị trường ra bên ngoài và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế.

  • Tham gia WTO tạo ra cho nước ta các ưu đãi thuế quan và hàng rào phi thuế qua, bảo đảm lợi ích nhờ các biện pháp giải quyết tranh chấp mậu dịch quốc tế, nguyên tắc cạnh tranh công bằng, chống kỳ thị.

Với việc trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam có những lợi thế sau:

  • Vị trí địa lý thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội: Việt Nam trở thành một đầu mối giao thông quan trọng nối từ Ấn Ðộ Dương sang Thái Bình Dương và châu Úc – Ðại Dương, cho phép nước ta dễ dàng phát triển các quan hệ kinh tế – thương mại, văn hóa, khoa học – kỹ thuật với các nước trong khu vực và trên thế giới.
  • Nguồn lực tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng để phát triển kinh tế, tạo điều kiện giao lưu, hội nhập với các nước bên ngoài.
  • Thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn: Nước ta là quốc gia đang phát triển, dân số đông, là thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn hấp dẫn đối với khu vực, cũng như với thế giới.
  • Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất tăng cường.

4.2. Các khó khăn thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn thách thức:

  • Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân còn chưa vững chắc.
  • Công nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản phát triển chậm, ngành nghề – dịch vụ chưa thu hút được nhiều lao động.
  • Thiếu kinh nghiệm trong đàm phán song phương, đa phương, có thể bị thiệt thòi về lợi ích khi tham gia hoạt động thương mại trên toàn cầu.

5. Tổ chức WTO là gì?

Theo Wikipedia:

  • WTO là tên viết tắt từ tiếng Anh World Trade Organization –  Tổ chức thương mại thế giới, là 1 tổ chức quốc tế có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ.

WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15-4-1994 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1995.

WTO có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.


Tham khảo:

4.9/5 - (34 bình chọn)

Thanh Huyền

Mình là Nguyễn Thanh Huyền - tốt nghiệp chuyên ngành Dược cổ truyền của Đại học Dược Hà Nội tháng 6/2018. Mình có niềm đam mê thích viết lách, du lịch, đam mê nấu ăn và thích chia sẻ! Hiện nay mình đang làm Biên tập viên nội dung cho một số website về lĩnh vực sức khỏe, kiến thức y khoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button