Hướng dẫn cách phục hồi tóc hư tổn nặng nhanh tại nhà (Cẩm nang A-Z)

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu “cái răng cái tóc là góc con người” và chúng ta cũng có thể dễ dàng thấy rằng mái tóc ảnh hưởng rất nhiều tới khuôn mặt. Một mái tóc đẹp giúp cho khuôn mặt tươi tắn và thu hút hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, do tác động của một số nhân tố bên ngoài khiến tóc gãy rụng và hư tổn. Vì vậy, vấn đề phục hồi tóc hư tổn được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các chị em phụ nữ với nhu cầu làm đẹp cho mái tóc ngày càng được nâng cao.

Blog Top Khỏe Đẹp sẽ giới thiệu tới bạn cẩm nang kiến thức chi tiết về làm sao để phục hồi mái tóc hư tổn nặng 1 cách nhanh và an toàn ngay tại nhà.

Hãy cùng đọc và tham khảo để áp dụng bạn nhé!

1. Tóc hư tổn nặng là gì?

Mái tóc hư tổn ở đây chỉ chung mái tóc bị khô xơ, yếu, chẻ ngọn, gãy rụng tóc, thiếu độ bóng, dễ hòng. Khi chạm vào tóc sẽ cảm nhận được sự thô ráp, xơ rối của tóc, màu tóc không có độ bóng phản chiếu tự nhiên, khó vào nếp.

tóc hư tổn là gì
Không quá khó để nhận biết một mái tóc đang trong tình trạng hư tổn khô xơ và yếu, chẻ ngọn

Người ta chia tóc hư tổn thành 3 mức độ:

  • Mức độ 1: Bạn sẽ thấy tóc hơi khô và thiếu độ bóng, nếu vuốt ngược sợi tóc sẽ cảm nhận được độ thô ráp của tóc. Tuy nhiên, với mức độ này tóc vẫn còn độ co giãn, khi bạn uốn cong tóc vẫn có thể tự trở lại hình dáng ban đầu.
  • Mức độ 2: Bạn sẽ thấy tóc rất khô và không còn độ bóng, khi vuốt tóc bạn sẽ cảm nhận ngay được độ thô ráp của các sợi tóc dù vuốt theo chiều nào. Khi gội đầu hoặc vò tóc khô bạn có thể nghe thấy tiếng tiếng động nhỏ phát ra từ tóc, nếu tóc ướt bạn cũng sẽ thấy đầu mình nặng hơn rất nhiều.
  • Mức độ 3: Mức độ nặng nhất, lúc này tóc bạn đã hoàn toàn không còn độ bóng, tóc không chỉ khô mà còn bị xốp tới mức tóc có thể thấm nước, rất khó chải. Ở mức độ này, sợi tóc đã không còn sự đàn hồi nữa, nếu bạn bẻ cong hoặc kéo giãn sợi tóc tóc sẽ khó phục hồi hình dáng ban đầu và rất dễ bị đứt gãy.

Khi đưa tay sờ lên tóc sẽ không cảm nhận được sự mềm mượt, thay vào đó là sự thô ráp, sợi tóc bị cứng.

Theo các mức độ hư tổn, có thể nhận định rằng tóc hư tổn nặng nếu tình trạng tóc giống với các biểu hiện của mức độ hư tổn 2 và 3.

Với mái tóc bị hư tổn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tự tin, thiện cảm, sự quyến rũ của phái nữ.

>> Xem thêm: Top 10 thực phẩm tốt cho người tóc bạc sớm

2. Các nguyên nhân khiến tóc hư tổn là gì?

Nguyên nhân khiến tóc bị hư tổn nặng thường do các tác nhân sau:

  • Thời tiết và môi trường: Một trong những tác nhân khiến tóc hư tổn đó chính là do sự thay đổi của thời tiết và sự tác động của môi trường. Thông thường, tóc của chúng ta sẽ khô và dễ hư tổn hơn khi đến mùa đông hanh khô bởi nhiệt độ và độ ẩm thấp. Bên cạnh đó, thói quen không che chắn và chống nắng cho tóc khiến tóc thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, khói bụi,… khiến tóc chịu nhiều áp lực và bị hư tổn.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp: Dầu gội giúp làm sạch da đầu và tóc; dầu ủ, xả giúp tóc mềm mượt hơn được hầu hết mọi người sử dụng. Tuy nhiên, những sản phẩm dầu gội, dầu xả kém chất lượng, không hợp với da đầu và tình trạng tóc, không đảm bảo chất lượng hoặc chứa quá nhiều hóa chất,… khiến tóc bạn dần bị hư tổn.
  • Tạo màu, tạo kiểu cho tóc quá nhiều: Chăm sóc tóc không đúng cách, sử dụng máy sấy, máy uốn với mức nhiệt cao khiến tóc mất đi độ ẩm, độ bóng. Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng hóa chất nhuộm tóc, thuốc uốn tóc, gội đầu quá nhiều lần, chải tóc sai cách làm tổn hại trực tiếp tới từng sợi tóc, khiến tóc bị hư tổn nhanh hơn bao giờ hết. Nếu không có phương pháp dưỡng tóc phù hợp thì tóc sẽ nhanh chóng bị hư tổn nặng nề.
  • Hormone: Một trong những nguyên nhân khó khắc phục nhất khiến cho tóc bị hư tổn chính là do những thay đổi hormone, mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, thời kỳ tiền mãn kinh,… là giai đoạn nội tiết tố trong cơ thể thay đổi mạnh mẽ và có thể làm tóc bị khô, xơ, gãy rụng.
  • Một số nguyên nhân khác: Nguyên nhân gây hư tổn tóc còn có thể do chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh, cơ thể thiếu chất protein, vitamin hoặc mắc một số bệnh lý như ung thư, tiểu đường,… hay yếu tố di truyền. Tình trạng thức khuya và stress căng thẳng kéo dài cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của tóc.

Hiểu rõ các nguyên nhân dẫn tới tình trạng tóc hư tổn bạn mới có được phương pháp phục hồi tóc hư tổn đúng cách.

3. Phục hồi tóc hư tổn là gì?

Phục hồi tóc hư tổn là phương pháp giúp tóc phục hồi do những tổn thương hóa chất, tác động môi trường. Điều này giúp cho tóc trở về trạng thái bình thường, thẳng, mượt, sáng bóng khỏe mạnh hơn.

Có 2 loại phục hồi tóc hư tổn là:

  • Phục hồi tóc hư tổn tạm thời: giúp tóc thẳng mượt nhanh chóng bằng máy chuyên dụng (máy hấp, máy nano,…), tuy vậy kết quả kéo dài tới vài tháng, không triệt để và tóc có thể hư tổn nếu không biết cách chăm sóc tóc đúng.
  • Phục hồi tóc hư tổn sâu: chăm sóc, nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong. Đòi hỏi kiên trì, thời gian, tiền bạc và hiệu quả lâu dài.

Rõ ràng, phục hồi tóc hư tổn là bước chăm sóc tóc cực kỳ quan trọng, giúp bạn có mái tóc khỏe mạnh, đen bóng đầy sức sống.

Nhiều bạn gái lo lắng khi thấy mái tóc bị hư tổn nặng nề, khô xơ thường chọn giải pháp là cắt bỏ đoạn tóc chết đi. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn bỏ đi mái tóc dài thì nên áp dụng cách phục hồi tóc hư tổn.

Để phục hồi tóc hư tổn, bạn cần kiên trì thời gian áp dụng phương pháp phục hồi tóc hư tổn phù hợp nhất.

4. 10 cách phục hồi tóc hư tổn nặng nhanh nhất tại nhà bằng phương pháp tự nhiên

Tóc hư tổn nặng phải làm sao? Làm thế nào để phục hồi tóc hư tổn?

Nàng hãy tham khảo 10 cách phục hồi tóc hư tổn nặng bằng phương pháp tự nhiên sau đây giúp bạn nhanh chóng sở hữu mái tóc đẹp óng ả như trước:

Cách 1. Phục hồi tóc hư tổn tại nhà bằng bồ kết và vỏ bưởi

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong quả bồ kết có chứa nhiều hỗn hợp flavonozit và saponaretin – đây là các hợp chất có khả năng điều trị rụng tóc, kích thích mọc tóc hiệu quả.

Ngoài ra, trong thành phần của bồ kết còn chứa rất nhiều dưỡng chất tuyệt vời khác có khả năng sạch da đầu, giảm rụng tóc, cung cấp dưỡng chất sâu bên trong và phục hồi các hư tổn trên tóc, giúp đen tóc luôn chắc khỏe, suôn mượt tự nhiên.

Sử dụng bồ kết nấu nước vỏ bưởi là cách dưỡng tóc mềm mại, phục hồi tóc hư tổn tại nhà cực kỳ rẻ tiền, dễ kiếm theo phương pháp dân gian được các bà, các mẹ Việt dùng rất phổ biến. Hơn nữa, mùi hương của loại nước gội đầu này rất thơm dễ chịu.

phục hồi tóc hư tổn bằng bồ kết – loại quả dưỡng tóc truyền thống vẫn luôn được tin dùng
Bồ kết – loại quả dưỡng tóc truyền thống vẫn luôn được tin dùng

Cách phục hồi tóc hư tổn bằng bồ kết và vỏ bưởi: 

+) Nguyên liệu:

  • 3 – 5 quả bồ kết đã phơi khô.
  • 5 – 7 lá chanh.
  • Vỏ bưởi.
  • Nước sạch.

+) Cách thực hiện:

  • Bạn đem quả bồ kết rang tới khi ngửi thấy mùi thơm của bồ kết là nó đã chín ròn (không để cháy), rồi bẻ chúng thành nhiều mảnh.
  • Tiếp theo cho bồ kết, lá chanh, vỏ bưởi vào đun sôi nhỏ lửa với nước khoảng 15 phút.
  • Bạn chắt lấy phần nước vừa đun pha thêm nước lạnh cho nước ấm lại rồi đem gội đầu bình thường mà không cần tới dầu gội.
  • Có thể phơi khô vỏ bưởi, cất dùng dần. Mỗi khi dùng, cho vỏ bưởi khô vào chậu nước bồ kết rồi gội đầu.

Lưu ý: Vì trong bồ kết có chứa chất làm sạch da đầu nên bạn hoàn toàn có thể làm sạch da đầu với bồ kết thường xuyên mà không cần tới dầu gội đầu.

Cách 2. Phục hồi tóc hư tổn bằng bia

Bên cạnh việc là một loại đồ uống giải khát yêu thích của phái mạnh, bia còn được biết đến và sử dụng như một sản phẩm dưỡng tóc, dầu xả tóc nhờ chứa nhiều dưỡng chất vitamin B1 và protein, Biotin.

Chính vì thế nên bia giúp tóc suôn mượt vào nếp, giải quyết triệt để tình trạng tóc hư tổn nặng. Tuy nhiên nàng phải sử dụng bia đúng cách (gội đầu bằng bia, ủ tóc với bia, massage với bia,…) để đem tới hiệu quả chăm sóc tóc tốt nhất.

Cách phục hồi tóc hư tổn bằng bia tại nhà hiệu quả mà đơn giản:

+) Nguyên liệu:

  • 1 lon bia.
  • Nước sạch.

+) Cách thực hiện:

  • Bạn gội sạch tóc và da đầu với dầu gội phù hợp.
  • Sau đó bạn lấy 1 lon bia, xả lên tóc kết hợp massage nhẹ để các dưỡng chất thấm sâu vào chân tóc tới ngọn tóc.
  • Ủ tóc với bia khoảng 25 – 30 phút sau đó xả sạch lại với nước ấm và làm khô tóc như bình thường.

Lưu ý: Mỗi tuần áp dụng bí quyết chăm sóc tóc này 2 – 3 lần/ tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. Tránh sử dụng quá nhiều vì bia nhiều trên tóc quá có thể làm khô da đầu, gây gàu.

Cách 3. Phục hồi tóc hư tổn bằng trứng gà

Trứng gà là một loại thực phẩm quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Đây là một loại thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin A, B, E, các khoáng chất, protein, axit béo,…

Thành phần dưỡng chất tuyệt vời trong trứng gà có khả năng giúp cải thiện tình trạng tóc sơ rối, khô, rụng,.. và kích thích tóc dài, dày và óng mượt hơn. Chính vì thế nên trứng gà còn được các chị em sử dụng như 1 nguyên liệu dưỡng tóc tuyệt vời.

Phương pháp phục hồi tóc hư tổn bằng mặt nạ trứng gà giúp tóc chắc khỏe, óng mượt tự nhiên như sau:

+) Nguyên liệu:

  • 1 – 2 quả trứng gà.
  • Khăn ủ tóc.
  • Nước sạch.
  • 1 muỗng dầu dừa.

+) Cách thực hiện:

  • Bạn đánh đều trứng gà kết hợp dầu dừa tới khi có hỗn hợp mịn, rồi thoa trực tiếp đều lên tóc khô. Nên thoa đều từ gốc tới ngọn tóc.
  • Sau đó, bạn dùng khăn quấn tóc tóc lại và ủ trong khoảng 30 – 35 phút.
  • Tiếp theo bạn dùng nước mát và dầu gội phù hợp với da đầu để làm sạch tóc rồi để tóc khô tự nhiên.

Lưu ý: Bạn nên thực hiện phương pháp này đều đặn 1 – 2 lần/ tuần để sớm lấy lại được mái tóc chắc khỏe, suôn mượt.

>> Xem thêm: 15 cách trị tóc bạc sớm hiệu quả nhanh giúp tóc đen bóng mượt trở lại

Cách 4. Phục hồi tóc hư tổn nặng bằng dầu dừa

Không chỉ có công dụng tuyệt vời trong việc dưỡng da, dầu dừa còn có khả năng cung cấp dưỡng chất cần thiết cho tóc để dưỡng ẩm và phục hồi các vấn đề hư tổn trên tóc.

Những dưỡng chất tuyệt vời trong dầu dừa giúp cho tóc phục hồi hư tổn nhanh chóng
Những dưỡng chất tuyệt vời trong dầu dừa giúp cho tóc phục hồi hư tổn nhanh chóng

Bạn có thể sử dụng dầu dừa để phục hồi tóc hư tổn vô cùng hiệu quả trong mùa khô hanh bằng cách sau:

+) Nguyên liệu:

  • 5 – 7 thìa dầu dừa nguyên chất (tùy độ dày mỏng của tóc)
  • Nước ấm.

+) Cách thực hiện:

  • Bạn gội sạch da đầu với dầu gội đầu phù hợp và để tóc khô tự nhiên. Không dùng máy sấy tóc vì sẽ làm tóc khô xơ, hư tổn nặng hơn.
  • Sau đó, thoa dầu dừa từ gốc đến ngọn tóc, kết hợp massage nhẹ nhàng.
  • Ủ tóc với dầu dừa khoảng 25 – 30 phút sau đó gội sạch lại tóc với nước ấm.

Lưu ý: Nên thực hiện phương pháp ủ tóc này mỗi lần gội đầu, ít nhất 3 – 4 lần/ tuần để sớm lấy lại được mái tóc chắc khỏe, suôn mượt.

Cách 5. Quả bơ dưỡng tóc hư tổn hiệu quả

Bơ là loại quả rất giàu dưỡng chất, đặc biệt là vitamin nhóm A, B, C, E, protein và các khoáng chất tốt.

Sử dụng bơ dưỡng tóc rất được chị em ưa chuộng, sẽ giúp tóc được bảo vệ khỏi tác hại của các gốc tự do, dưỡng ẩm và phục hồi tóc xơ yếu, hư tổn, nuôi dưỡng mái tóc bóng khỏe từ tóc đến ngọn.

Chắc chắn chỉ sau 1 tuần thực hiện phương pháp này, mái tóc của bạn sẽ trở lại bóng mượt như ngày xưa.

Cách làm mặt nạ phục hồi tóc hư tổn từ quả bơ:

+) Nguyên liệu:

  • 1 quả bơ.
  • 1 thìa dầu oliu.
  • Nước sạch.

+) Cách thực hiện:

  • Bạn xay nhuyễn phần thịt bơ và trộn đều với 1 thìa dầu ô liu thành hỗn hợp.
  • Sau đó bạn cần gội sạch da đầu với dầu gội và để khô tự nhiên.
  • Tiếp theo, bạn thoa hỗn hợp bơ và dầu ô liu đã chuẩn bị lên tóc và da đầu, kết hợp massage nhẹ nhàng.
  • Bạn ủ tóc trong khoảng 35 – 40 phút, sau đó xả sạch lại tóc với nước ấm.

Lưu ý: Bạn thực hiện 2 lần/tuần, tránh sử dụng thường xuyên có thể gây bết tóc.

Cách 6. Phục hồi tóc hư tổn bằng nha đam

Nha đam hay còn gọi là lô hội có chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, vitamin, axit amin, khoáng chất,… có thể cung cấp độ ẩm cần thiết cho da đầu, điều trị rụng tóc, khắc phục tình trạng xơ rối, gãy rụng tóc.

Gel nha đam giúp làm sạch da đầu và dưỡng cho tóc chắc khỏe, mềm mượt, giúp bạn nhanh chóng lấy lại mái tóc mềm mại, óng ả.

Gel nha đam giúp làm sạch da đầu và dưỡng cho tóc chắc khỏe, mềm mượt
Gel nha đam giúp làm sạch da đầu và dưỡng cho tóc chắc khỏe, mềm mượt

Nếu bạn đang tìm kiếm 1 phương pháp phục hồi tóc hư tổn nặng tại nhà thì đừng bỏ qua công thức này nhé:

+) Nguyên liệu:

  • 2 – 3 lá nha đam.
  • Khăn ủ tóc.
  • Nước ấm.

+) Cách thực hiện:

  • Bạn cắt bỏ phần vỏ xanh của lá nha đam, lấy phần gel trong suốt bên trong đem xay nhuyễn.
  • Dùng một chiếc khăn mỏng, lọc bỏ phần bã nha đam để lấy phần gel nguyên chất.
  • Tiếp theo bạn gội sạch da đầu với dầu gội phù hợp và vắt sạch nước trên tóc, để khô tóc tự nhiên.
  • Thoa gel nha đam lên tóc và da đầu, dùng chiếc khăn đã chuẩn bị ủ tóc trong khoảng 25 – 30 phút.
  • Cuối cùng bạn xả sạch lại tóc với nước ấm rồi để khô tóc tự nhiên.

Lưu ý: Thực hiện 2 – 3 lần/ mỗi tuần để có hiệu quả chăm sóc tóc tốt nhất. Có thể kết hợp với lòng trắng trứng gà để tăng hiệu quả.

Cách 7. Chăm sóc tóc hư tổn bằng dầu oliu

Dầu oliu (dầu olive) có chứa rất nhiều axit béo, vitamin và các dưỡng chất chống oxy hóa tự nhiên như vitamin E, carotenoids,… có khả năng kháng khuẩn, loại bỏ sạch gàu, dầu thừa trên da đầu, dưỡng cho các sợi tóc bóng khỏe, mềm mượt trở lại.

Vì thế nên dầu oliu được dủng rất nhiều trong các sản phẩm dưỡng tóc, chăm sóc tóc.

+) Nguyên liệu:

  • 4 – 5 thìa dầu ô liu (tùy vào độ dài/ ngắn, dày/ mỏng của tóc).
  • 1 chiếc khăn cuốn tóc.
  • Nước sạch.

+) Cách thực hiện:

  • Bạn dùng dầu oliu thoa đều lên da đầu và các sợi tóc, kết hợp massage nhẹ toàn bộ da đầu bằng các đầu ngón tay cho dầu thấm đều từ chân tới ngọn tóc.
  • Bạn giữ dầu oliu trên da đầu thêm khoảng 25 – 30 phút sau đó xả sạch lại tóc lại bằng nước ấm.
  • Cuối cùng, bạn dùng khăn thấm nước trên tóc rồi để tóc khô tự nhiên hoặc sử dụng chế độ sấy mát của máy sấy để làm khô tóc.

Lưu ý: Bạn nên thực hiện phương pháp này khoảng 2 lần/ tuần trong khoảng 1 – 2 tháng để phục hồi những hư tổn trên tóc. Chú ý chọn dầu oliu nguyên chất đảm bảo chất lượng.

Cách 8. Mật ong nguyên chất – phương pháp phục hồi tóc hiệu quả

Mật ong nguyên chất có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, amino axit, các chất chống oxy hóa giúp giải quyết các vấn đề trên da đầu như gàu, viêm da, kháng khuẩn, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho tóc, đồng thời tạo và giữ độ ẩm tự nhiên cho tóc.

Ngoài ra, thành phần protein trong mật ong cũng giúp các sợi tóc trở nên khỏe mạnh hơn.

Mật ong với những dưỡng chất tuyệt vời, được ví như thần dược cho mái tóc khỏe mạnh, giúp phục hồi tóc hư tổn hiệu quả.

+) Nguyên liệu:

  • 4 – 5 muỗng mật ong nguyên chất.
  • Nước ấm.
  • Khăn ủ tóc.

+) Cách thực hiện:

  • Bạn pha mật ong nguyên chất với 1 chút nước ấm để mật ong tan ra.
  • Sau đó, thoa nước mật ong lên da đầu và tóc, kết hợp massage nhẹ nhàng cho da đầu.
  • Bạn giữ nguyên mật ong trên da đầu, ủ tóc khoảng 25 – 30 phút sau đó xả sạch lại với nước ấm.

Lưu ý: Thực hiện phương pháp này đều đặn 2 lần/ tuần để tóc được nuôi dưỡng tốt nhất.

Cách 9. Khắc phục mái tóc hư tổn bằng giấm táo

Giấm táo được biết đến là một sản phẩm có công dụng điều trị rụng tóc và dưỡng tóc chắc khỏe cực kỳ hiệu quả.

Ngoài ra, thành phần axit axetic trong giấm táo có thể làm vô hiệu hóa ảnh hưởng tiêu cực của các sản phẩm tạo kiểu tóc, axit alpha – hydroxy có thể tiêu diệt vi khuẩn, bụi bẩn trên tóc và đầu.

Vì vậy, giấm táo được rất nhiều người tin tưởng sử dụng như một cách trị tóc hư tổn tự nhiên, an toàn tại nhà.

+) Nguyên liệu:

  • 3 thìa giấm táo
  • 1 bát nước ấm

+) Cách thực hiện:

  • Bạn sử dụng dầu gội đầu hợp với da đầu để loại bỏ hết bụi bẩn, cạn bã nhờn trên tóc và da đầu.
  • Sau đó bạn lấy giấm táo đã chuẩn bị pha loãng cùng 1 bát nước ấm.
  • Dùng nước giấm táo vừa pha xả lên tóc, kết hợp massage nhẹ nhàng tóc va đầu để các dưỡng chất được thẩm thấu.
  • Sau khoảng 5 – 10 phút massage đều tay, bạn gội sạch lại tóc với nước ấm rồi thấm khô, mái tóc sẽ sáng bóng mượt hơn.

Lưu ý: Bạn nên sử dụng giấm táo đều đặn 2 – 3 lần/ tuần để cải thiện tình trạng tóc. Ngoài ra, khi làm khô tóc bạn nên sử dụng chế độ mát của máy sấy, tránh làm tóc phải tiếp xúc với nhiệt độ quá cao.

Cách 10. Phục hồi tóc hư tổn bằng sữa chua

5. Bí quyết chăm sóc tóc hư tổn đúng cách bạn cần tạo thói quen

Trong quá trình dưỡng tóc và chăm sóc tóc, bạn nên tạo cho mình một số thói quen sau để giúp tóc không bị hư tổn và có thể ngăn ngừa tóc hư tổn nặng hơn:

5.1. Gội đầu đúng cách

Việc gội đầu tưởng chừng đơn giản nhưng không phải tất cả mọi người đều đang làm đúng cách.

Để hạn chế tóc hư tổn, bạn cần chú ý:

  • Không gội đầu quá nhiều. Bạn chỉ nên gội đầu tối đa 3 – 4 lần/ tuần và chú ý thực hiện theo các bước sau:
  • Chải tóc, gỡ các sợi tóc rối trước khi làm ướt tóc.
  • Sử dụng nước có độ ấm vừa phải để làm ướt tóc, đặc biệt không được sử dụng nước quá nóng hay quá lạnh.
  • Lau khô tóc bằng khăn mềm, để tóc khô tự nhiên và chỉ nên sử dụng máy sấy tóc nhiệt độ thấp khi tóc đã khô khoảng 60%.
  • Sử dụng đúng loại dầu gội đầu phục hồi tóc hư tổn, đặc biệt các dòng chuyên biệt.
Gội đầu là việc tưởng chừng quá đơn giản mà lại hay làm sai nhất. Gội đầu giúp làm sạch tóc, trị nấm, ngứa da đầu.
Gội đầu là việc tưởng chừng quá đơn giản mà rất nhiều người lại hay làm sai nhất gây hại cho mái tóc

5.2. Chọn sản phẩm chăm sóc tóc hư tổn phù hợp

Với tóc hư tổn bạn nên đặc biệt chú trọng vào việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc phù hợp với tóc của mình.

Theo các chuyên gia, nếu muốn cải thiện tình trạng tóc hư tổn, thay vì sử dụng các loại dầu gội, dầu xả chứa nhiều hóa chất, đặc biệt là thành phần sunfat và sillicon

=> Bạn nên tạo thói quen sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc hoàn toàn chứa thành phần tự nhiên để hạn chế khả năng hư tổn nặng.

5.3. Không dùng khăn chà xát tóc sau khi gội, chỉ chải đầu khi khô

Sau khi gội đầu rất nhiều người có thói quen dùng khăn chà xát tóc để tóc khô nhanh hơn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý:

  • Không chà xát tóc quá mạnh: Việc chà xát này sẽ khiến tóc bị yếu đi và dễ gãy rụng hơn. Bạn chỉ nên dùng khăn mềm ấn nhẹ lên tóc để từ từ thấm hết nước dư thừa.
  • Chải đầu khi tóc khô: Thói quen chải đầu trong quá trình gội và khi tóc vẫn còn ướt nên được thay đổi. Bởi vì khi tóc ướt, tóc và chân tóc rất yếu, nếu bạn dùng lược chải đầu với lực mạnh trong tình huống này, tóc sẽ gãy rụng nhiều hơn.
  • Hạn chế chải tóc quá nhiều, tránh chải bằng lược răng nhỏ, nên chọn lược răng thưa để hạn chế tóc gãy rụng.

5.4. Sử dụng tinh dầu chăm sóc tóc hư tổn

Tinh dầu dưỡng tóc là những loại tinh chất có khả năng bảo vệ tóc khỏi nhiệt độ cao, tia UV cũng như các tác nhân nguy hại cho tóc một cách hiệu quả.

Bạn nên lựa chọn cho mình một loại tình dầu dưỡng tóc phù hợp và sử dụng đều đặn để nhanh chóng cải thiện tình trạng tóc hư tổn.

Cần chú ý các bước sau:

  • Ủ tóc bằng mặt nạ tóc: Đây là cách phục hồi tóc bạn không thể bỏ qua khi tóc bị hư tổn.
  • Dưỡng tóc: Sau khi gội đầu xong, tóc đã khô bạn có thể thoa tinh chất dưỡng tóc.
  • Massage da đầu hàng ngày: Giúp máu lưu thông tốt hơn, tóc mọc nhanh và chắc khỏe.

5.5. Hạn chế tóc tiếp xúc nhiệt (máy sấy tóc, máy tạo nhiệt)

Nhiệt độ cao từ máy sấy tóc, máy uốn tóc chính là nguyên nhân khiến cho tóc trở nên hư tổn và dễ dàng gãy rụng hơn.

Vì vậy, bạn nên hạn chế nhuộm tóc hay sử dụng máy tạo kiểu để ngăn ngừa tóc hư tổn và khi sấy tóc nên sử dụng chế độ nhiệt thấp để tóc khô từ từ.

Ngừng tác dụng nhiệt lên tóc là bước quan trọng trong quá trình phục hồi tóc hư tổn.

5.6. Cắt tỉa tóc thường xuyên

Bạn nên thường xuyên cắt tỉa tóc định kỳ để loại bỏ đi hết lớp tóc cũ đã bị hư tổn và nhường chỗ cho lớp tóc mới mọc lên nhanh dài hơn, khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, việc tỉa đi những phần tóc xơ rối, chẻ ngọn sẽ giúp tóc bạn mềm mượt hơn, giúp bạn có vẻ ngoài tươi mới hơn.

5.7. Tránh 1 số kiểu tóc

Nếu tóc bạn đang yếu và hư tổn, bạn nên để những kiểu tóc đơn giản như thả tóc, buộc lỏng,… để không tạo áp lực lên các sợi tóc cũng như da đầu.

Đặc biệt bạn không nên để các kiểu tóc như tết, buộc cao hay búi chặt.

Nên hạn chế tết tóc, búi tóc hoặc buộc tóc chặt
Nên hạn chế tết tóc, búi tóc hoặc buộc tóc chặt vì có thể gây hại cho tóc

5.8. Tăng cường dinh dưỡng chăm sóc tóc hư tổn

Ngoài việc áp dụng các biện pháp tác động trực tiếp lên tóc, bạn nên chú ý tới khẩu phần ăn uống để bổ sung thêm đầy đủ dưỡng chất cho tóc phát triển từ bên trong.

  • Bạn nên ăn các loại thức ăn có chứa nhiều sắt, protein, axit béo, omega 3 như: cá hồi, bơ, hạnh nhân, hạt lanh,…
  • Việc uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày cũng là giải pháp tuyệt vời giúp bạn nhanh chóng “tạm biệt” tình trạng tóc hư tổn.
  • Tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

5.9. Massage da đầu thường xuyên

Massage da đầu là phương pháp giúp cho quá trình lưu thông máu dưới da hoạt động tốt hơn, giúp chân tóc luôn được khỏe mạnh.

Bạn nên tạo thói quen massage da đầu nhẹ nhàng hàng ngày bằng cách sử dụng 10 đầu ngón tay làm động tác chải tóc từ trên xuống dưới, kết hợp thoa nhẹ nhàng da đầu theo chuyển động tròn.

Việc massage da đầu không chỉ giúp cho tóc phát triển khỏe mạnh mà còn giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.

6. Lưu ý khi áp dụng cách phục hồi tóc hư tổn

Khi chăm sóc tóc cũng như phục hồi hư tổn tóc, bạn nên lưu ý:

  • Tần suất gội đầu: Một số người có thói quen gội đầu hàng ngày, tuy nhiên, điều này sẽ làm cho da đầu của bạn bị tổn thương và tóc cũng trở nên yếu hơn. Vì vậy, bạn chỉ nên gội đầu tối đa 2 – 3 lần/ tuần để tóc, da đầu có thời gian nghỉ ngơi và sản sinh ra các dưỡng chất bảo vệ tóc tự nhiên cần thiết.
  • Dùng nước lạnh hoặc nước ấm gội đầu: Thay vì sử dụng nước nóng bạn nên gội đầu bằng nước lạnh hoặc nước ấm vừa phải để tóc không mất đi độ ẩm.
  • Sử dụng khăn vải để ủ tóc: Phần lớn mọi người thường sử dụng mũ chụp đầu khi ủ tóc vì nó được thiết kế riêng cho việc này nên rất tiện lợi. Tuy nhiên, mũ chụp đầu sẽ khiến cho tóc không thể tiếp xúc với không khí khiến tóc khó hấp thụ dưỡng chất hơn. Bạn nên sử dụng một chiếc khăn mềm để cuốn tóc trong thời gian ủ tóc.
  • Làm ráo tóc trước khi ủ: Khi ủ tóc, bạn nên thấm ráo tóc trước khi thoa kem và dưỡng chất ủ lên tóc bởi nếu tóc ướt, các dưỡng chất này sẽ bị loãng ra và làm giảm tác dụng.
  • Gội sạch đầu trước khi ủ tóc: Nếu bạn ủ tóc khi da dầu bẩn, các chất bẩn sẽ hòa vào chất ủ tóc và thẩm thấu sâu hơn vào chân tóc, sợi tóc khiến tình trạng tóc bạn trở nên tồi tệ hơn.
  • Luôn sử dụng các nguyên liệu sạch, rõ nguồn gốc, không có chứa hóa chất hay chất bảo quản.
  • Bảo vệ tóc bằng cách che ô, đội mũ nón khi ra ngoài trời nắng. Khi đi bơi, bạn nên dùng mũ bơi để tránh tóc tiếp xúc hóa chất clo trong bể bơi.

Tổng kết

Mái tóc xơ rối, gãy rụng, hư tổn nặng ảnh hưởng rất lớn tới khuôn mặt, tâm lý và thậm chí là cả cuộc sống của mỗi người. Để giải quyết vấn đề tóc hư tổn, bạn cần chú ý chăm sóc tóc bằng cách thường xuyên ủ tóc và tạo các thói quen tốt khi gội đầu, chải đầu và tạo kiểu tóc.

Hi vọng với cẩm nang kiến thức chia sẻ cách phục hồi tóc hư tổn tại nhà trên đây có thể giúp bạn nhanh chóng lấy lại mái tóc óng mượt và chắc khỏe.

Chúc bạn vui vẻ!

*Các bài viết tại blog Top Khỏe Đẹp có tính chất tham khảo thông tin, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

– Nguồn: https://topkhoedep.com

5/5 - (8 bình chọn)

Thanh Huyền

Mình là Nguyễn Thanh Huyền - tốt nghiệp chuyên ngành Dược cổ truyền của Đại học Dược Hà Nội tháng 6/2018. Mình có niềm đam mê thích viết lách, du lịch, đam mê nấu ăn và thích chia sẻ! Hiện nay mình đang làm Biên tập viên nội dung cho một số website về lĩnh vực sức khỏe, kiến thức y khoa.

Bài viết liên quan

Back to top button